Cùng các cập nhật: Nguồn gốc của gấu trúc Trung Quốc, phát hiện thêm một hạt cơ bản mới, nghiên cứu về mối liên hệ giữa đồ ngọt nhiều và trí thông minh.
Sét xuất hiện cùng cầu vồng
Sự hiện diện đồng thời của cầu vồng và sét tạo nên một cảnh tượng kỳ thú tại Trung Quốc. Cảnh tượng trong bức ảnh trên xảy ra dưới bầu trời thành phố Hải Khẩu, đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hoặc giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Đôi khi sét h́nh thành trong các trận băo cát hoặc khi núi lửa phun trào. Trong khí quyển, tia sét có thể di chuyển với tốc độ lên tới 36.000km/h và đạt mức nhiệt tới 30.000 độ C.
Cầu vồng và sét xuất hiện đồng thời trên bầu trời thành phố Hải Khẩu, Trung Quốc.
Trong khi đó, cầu vồng xuất hiện do ánh sáng từ Mặt trời khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước trong không khí. Các màu sắc của cầu vồng nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Tùy vào số lần phản xạ của ánh sáng mà giới khoa học phân chúng thành cầu vồng bậc một, hai, ba, bốn. Do chỉ phản xạ một lần nên cầu vồng bậc một có độ sáng lớn nhất. Nhờ đó con người thường xuyên thấy cầu vồng bậc một. Thỉnh thoảng chúng ta thấy cầu vồng bậc hai. Trật tự màu sắc của cầu vồng bậc hai đảo ngược so với cầu vồng bậc một và cường độ sáng yếu hơn. Các nhiếp ảnh gia cũng đă chụp được cầu vồng bậc ba và bậc bốn.
(Nguồn tham khảo: Mirror)
Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu
Với việc phát hiện mẫu răng hóa thạch thuộc họ hàng của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc ngày nay, các nhà khoa học cho rằng, tổ tiên của gấu trúc khổng lồ có thể bắt nguồn từ châu Âu.
Sau khi phân tích mẫu răng hóa thạch nằm gần thành phố Zaragoza (Tây Ban Nha), các nhà khoa học nhận định, tổ tiên của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc là loài Agriarctos Beatrix - một phân họ của loài gấu trúc khổng lồ, sống cách đây 11 triệu năm trong những cánh rừng ẩm ướt thuộc Tây Ban Nha ngày nay. Nhà cổ sinh học Juan Abella - người đứng đầu dự án nghiên cứu trên cho biết, sự tương đồng giữa phân họ gấu Agriarctos Beatrix với gấu trúc khổng lồ rất rơ rệt. Chúng đều mang các đặc điểm chung như cơ thể phủ những mảng lông trắng và đen đặc trưng. Trọng lượng cơ thể của loài Agriarctos Beatrix khá khiêm tốn, chúng chỉ nặng khoảng 60kg - nhỏ hơn cả gấu mặt trời - loài gấu nhỏ nhất đang sinh sống trên thế giới hiện nay. Điều đó cho thấy chúng không phải là loài săn bắt đáng sợ trong thế giới động vật tại châu Âu ở thời tiền sử.
Ảnh minh họa loài gấu Agriarctos Beatrix.
Giống như gấu trúc khổng lồ và các loài gấu nhỏ ngày nay, gấu Agriarctos Beatrix cũng có thể leo trèo lên các cành cây để tránh những kẻ ăn thịt to lớn như loài chó gấu đă bị tuyệt chủng hay loài mèo Barbourofelida. Đặc biệt, gấu Agriarcto Beatrix được xác minh là loài gấu cổ xưa nhất trong phân họ Ailuropodinae bao gồm loài gấu trúc khổng lồ ngày nay. Với những bằng chứng trên, nhà nghiên cứu Abella nhận định, họ gấu Ailuropodinae không có nguồn gốc tại Trung Quốc - nơi mà loài gấu trúc khổng lồ đang sinh sống, mà chúng sống trong các cánh rừng ấm áp và ẩm ướt tại châu Âu.
C̣n theo nhà cổ sinh học Blaine Schubert tại Đại học Đông Tennessee (Mỹ), ngay cả trong trường hợp mẫu răng hóa thạch mới được phát hiện thuộc họ hàng của loài gấu trúc thời hiện đại th́ cũng không thể chắc chắn gấu trúc không xuất xứ từ Trung Quốc. Song câu hỏi đặt ra là nếu tổ tiên của loài gấu trúc sinh sống tại Tây Ban Nha, vậy bằng cách nào chúng có thể di cư tới Trung Quốc?
Nghiên cứu trước đây cho rằng, thông thường loài gấu di cư tới những nơi có các điều kiện môi trường phù hợp với cuộc sống của chúng. Và trong thời điểm đó, khu vực phía Tây Nam châu Âu hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi như khí hậu ẩm ướt và ấm nóng nên chúng đă đổ bộ tới vùng đất này. Bên cạnh đó, khả năng loài gấu Agriarctos beatrix đă di cư lên một ḥn đảo trên vùng biển châu Âu thời tiền sử hay c̣n gọi là Parathetys và tới Trung Quốc. Song cho đến nay, chưa có một mẫu vật hóa thạch nào của loài gấu Agriarctos beatrix được t́m thấy bên ngoài Tây Ban Nha. Nhà khoa học Abella hy vọng trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu có thể khai quật hộp sọ của loài gấu Agriarctos beatrix để làm sáng tỏ hơn về cuộc sống và hành tŕnh di cư của loài gấu này.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Phát hiện thêm một hạt cơ bản mới
Các nhà vật lư làm việc trên máy ḍ của máy gia tốc lớn LHC đă phát hiện ra một hạt trước đây chưa từng biết đến là hạt xi-baryon duyên bị kích thích. Phát hiện này dựa trên sự quan sát kết quả va chạm giữa các proton chuyển động trong máy LHC cùng những thí nghiệm tiến hành năm 2011 với năng lượng va chạm lên tới 7 teraelectron-volt, các nhà vật lư đă quan sát thấy những hạt lạ tạo ra do kết quả của sự phân ră.
Khi phân tích trên các thiết bị đo, thấy đây là một hạt mới có khối lượng - 5945.0 ± 2.8 megaelectron-volt (trong Vật lư các hạt cơ bản khối lượng và năng lượng đo bằng cùng một đơn vị). Khối lượng này lớn hơn khối lượng của chính nó ở trạng thái không bị kích thích mà năm 2011 các nhà vật lư đă phát hiện, khi làm việc trên máy gia tốc Tevatron của Mỹ.
Máy gia tốc hạt lớn LHC.
Hạt xi-baryon duyên bị kích thích (stimulated charm xi-baryon), kư hiệu Ξb*0, cũng như các hạt baryon khác, trong số đó có proton và neutron gồm 3 hạt quark. Các hạt quark có 6 loại (hoặc 6 “vị”) và kết hợp với nhau theo những cách khác nhau, tạo ra các hạt cơ bản đă quan sát thấy.
Hạt xi-baryon kích thích này gồm các hạt quark trên, quark duyên và quark lạ. Điện tích âm của các hạt quark duyên và lạ (mỗi hạt có điện tích bằng 1/3 điện tích electron) được bù bằng điện tích dương của quark trên (2/3 điện tích electon) nên về tổng thể, hạt vẫn trung ḥa về điện.
Những số liệu được cung cấp từ máy ḍ CMS (compact muon solenoid) sử dụng trong công tŕnh này chỉ là một trong nhiều máy phát hiện ra sự va chạm của các hạt, được lắp đặt trên máy gia tốc lớn LHC. Các máy ḍ khác nhau đều được chuyên biệt hóa để t́m kiếm các hạt có khối lượng khác nhờ những công nghệ khác nhau. Gần đây, các nhà vật lư làm việc trên máy LHC đă thông báo về thành tựu hiệu suất kỷ lục của cỗ máy này (tức những tính năng phản ảnh tần số va chạm và tốc độ tích lũy số liệu thực nghiệm).
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Nghiên cứu: Ăn đồ ngọt nhiều sẽ kém thông minh?
Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy, chế độ ăn uống giàu đường fructose sẽ khiến khả năng học và ghi nhớ thông tin của bộ năo giảm rất mạnh. Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) đă chia chuột thí nghiệm thành 2 nhóm. Cả hai nhóm đều được ăn si-rô ngô, một dạng đường fructose ở dạng lỏng, ngọt gấp 6 lần đường mía, trong 6 tuần liền. Nhóm thứ hai được bổ sung thêm axit béo Omega 3.
Sau 6 tuần, các nhà khoa học nhận thấy, hoạt động các khớp thần kinh của năo ở những con chuột nhóm thứ nhất suy giảm rơ rệt, khiến chúng không thể nhớ được đường đi. Trong khi năo của những con chuột ở nhóm c̣n lại vẫn hoạt động tốt.
Uống nhiều đồ uống có gas không tốt cho năo bộ v́ chứa đường fructose.
Fernando Gomez-Pinilla, tác giả nghiên cứu đang làm việc tại Đại học California cho biết, “Bổ sung Omega 3 là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những ǵ bạn ăn hoàn toàn ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn”. Si-rô ngô thường được thêm vào quá tŕnh sản xuất thực phẩm trong đó bao gồm cả đồ uống có gas, gia vị, nước sốt táo và thức ăn cho trẻ nhỏ. V́ thế, hăy hạn chế uống những đồ uống có gas hay thực phẩm chứa đường fructose để bảo vệ sức khỏe của ḿnh.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Sắp được xem “ṿng lửa” bao quanh Mặt trời
Như đă đưa tin, theo lịch biểu của các nhà quan sát bầu trời ở Đông Á và Tây Mỹ đến ngày 20/5 tới, nhật thực sẽ chặn hầu hết ánh nắng Mặt trời tạo nên một “ṿng lửa” sáng ngoạn mục trên bầu trời. Hiện tượng ṿng lửa trên c̣n được gọi là nhật thực h́nh khuyên năng lượng Mặt trời, theo tiếng Latinh có nghĩa là “ṿng tṛn”, có thể nh́n thấy được từ nhiều khu vực khác nhau ở châu Á, Thái B́nh Dương và ở phía Tây Bắc Mỹ nếu điều kiện thời tiết cho phép vào lúc chiều muộn hay buổi tối ngày 20-21/5/2012.
Mặt trăng che gần kín Mặt trời tạo nên ṿng lửa.
V́ Mặt trăng ở gần cực điểm - điểm cách xa Trái đất nhất trong quỹ đạo h́nh elip hành tinh, cho nên nó không thể bao trùm toàn bộ Mặt trời. Do vậy, ṿng ánh sáng Mặt trời vẫn sáng và tỏa ra xung quanh chu vi của Mặt trăng. Nhưng lúc cao điểm, nhật thực lần này sẽ chặn khoảng 94% ánh sáng Mặt trời.
Được biết, nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời, tạo nên một bóng đen bao trùm hành tinh của chúng ta. Khi Mặt trăng lên, trùng với vị trí Mặt trời, nó sẽ xóa đi tất cả các ánh sáng Mặt trời, tạo ra nhật thực toàn phần.
Các nhà quan sát khuyên mọi người không nên nh́n trực tiếp vào Mặt trời thời điểm này bằng mắt thường hay kính thiên văn hoặc ống nḥm mà không có các bộ lọc thích hợp.
(Nguồn tham khảo: Datviet/Space)
theo Mask