VŨ KHÍ TRUNG QUỐC ĂN CẮP CÔNG NGHỆ MỸ
Từ j-20 đến tàu sân bay Thi Lang
Chiến đấu cơ tàng h́nh J-20 và tàu sân bay Thi Lang thể hiện ước mơ của Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự thứ 2 thế giới
Ước mơ đó sẽ trở thành sự thật trong bao lâu? Trong báo cáo thường niên với Quốc hội Mỹ công bố vào thứ sáu tuần rồi (18-5), Lầu Năm Góc bày tỏ quan ngại về tốc độ và quy mô hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đồng thời tố cáo nước này ăn cắp thông tin công nghệ và kinh tế phương Tây, nhất là Mỹ, “tích cực và bền bỉ nhất thế giới”.
Năng nhặt chặt bị
Báo cáo cho biết thêm “những nỗ lực thu thập thông tin công nghệ và kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục ở mức cao và trở thành mối đe dọa dai dẳng ngày càng phát triển đối với nền kinh tế Mỹ”. Phương pháp thu thập thông tin này có hai dạng: hợp pháp và bất hợp pháp. Như đă nói, hợp pháp là nhập khẩu hàng hóa lưỡng dụng dân sự và quân sự, c̣n bất hợp pháp là ăn cắp qua mạng hoặc mạng lưới gián điệp ở Mỹ.
Mănh Long J-20 chuẩn bị bay thử. Ảnh: PLAAF
Phương thức thu thập thông tin t́nh báo của Trung Quốc có thể gói gọn trong câu “năng nhặt chặt bị”. Tất cả mọi phương tiện đều được tận dụng, từ t́nh báo mạng đến t́nh báo con người. Ai cũng có thể trở thành điệp viên Trung Quốc v́ ḷng ái quốc hoặc v́ tiền.
Về t́nh báo mạng, Mike Rogers, Chủ nhiệm Ủy ban T́nh báo Thường trực Hạ viện Mỹ, mô tả: “Mỗi buổi sáng ở Trung Quốc có hàng ngàn tin tặc có tŕnh độ cao thức dậy với một nhiệm vụ: “Ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ để Trung Quốc tăng trưởng kinh tế”. Theo Lầu Năm Góc, thông tin kinh tế và công nghệ nhạy cảm của Mỹ đă bị các cơ quan t́nh báo, công ty tư nhân, các tổ chức nghiên cứu và hàn lâm, công dân của hàng chục nước săn t́m ráo riết nhưng tin tặc Trung Quốc thuộc loại năng động và tích cực nhất.
Về t́nh báo con người, Trung Quốc không đi theo đường ṃn cài thật sâu một vài điệp viên lớn “nằm vùng” lâu năm hoặc tuyển mộ điệp viên hai mang như Liên Xô trước đây. Họ áp dụng chiến thuật một cá nhân thu thập một ít thông tin nhưng cả ngàn người sẽ đem lại một lượng thông tin khổng lồ. Chiến thuật này tỏ ra rất thành công ở Mỹ - nơi có nhiều người Mỹ gốc Hoa được trọng dụng trong các ngành khoa học và kỹ thuật, kể cả công nghiệp quốc pḥng với tư cách là kỹ sư, khoa học gia.
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho biết có đến 98% điệp viên không chuyên (từ sinh viên đến các khoa học gia) nhận lời làm việc cho t́nh báo Trung Quốc thuộc cộng đồng người Hoa ở Mỹ. Vụ án gia đ́nh kỹ sư Chi Mak tuồn tài liệu về hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ giúp Trung Quốc có được một phiên bản ứng dụng vào tàu khu trục Lan Châu là một điển h́nh.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đề cập chiến đấu cơ tàng h́nh J-20 và tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc. Mẫu thứ 2 của J-20 có tên Mănh Long 2 vừa thực hiện một chuyến bay thử hồi tuần rồi, c̣n chiếc Thi Lang (tên cũ là Varyag, vốn là tàu sân bay thời Liên Xô mua lại của Ukraine rồi “mông má” lại thành tàu sân bay) cũng mới cập cảng Đại Liên hôm 15-5 sau 9 ngày chạy thử. Đây là chuyến chạy thử lần 6.
Vũ khí mới của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào?
J-20 và Thi Lang có phải là địch thủ của Mỹ trong tương lai gần? Một số chuyên gia Mỹ không tin rằng năm 2020, Trung Quốc có được một phi đội chiến đấu cơ tàng h́nh J-20 ngang ngửa với F-22 hoặc F-35 của Mỹ. Tàu sân bay Thi Lang càng không có khả năng chiến đấu như các tàu sân bay Mỹ chạy bằng động cơ diesel chứ đừng nói ǵ USS Enterprise chạy bằng động cơ hạt nhân.
Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ lưu ư rằng không quân Trung Quốc đang học tập cách làm “cuốn chiếu” của Nga, ít mất thời gian hơn Mỹ. Đó là sau vài chuyến bay thử cơ bản, chế tạo một vài chiếc trang bị phương tiện chiến đấu thông thường rồi đưa vào các phi đội chiến đấu. Sau vài năm hoạt động thực tế, kỹ sư sẽ chế tạo một phiên bản mới trang bị hiện đại hơn. Và cứ như thế, tiếp tục hoàn thiện máy bay.
Trung Quốc cũng đang làm y như vậy. Họ vừa cho bay thử vừa sản xuất một số lượng nhỏ J-20. Cách làm này có cái lợi là đưa J-20 vào hoạt động nhanh hơn Mỹ tưởng. Tướng không quân Trung Quốc Hà Vĩ Vinh tuyên bố J-20 sẽ sẵn sàng chiến đấu vào năm 2017 hoặc chậm nhất năm 2019. Nhưng nó cũng dễ gặp trục trặc.
Chiếc F-22 của Mỹ sau 7 năm bay thử mới đưa vào hoạt động, giờ đây buồng lái đang có vấn đề, phi công rất sợ hăi v́ hay bị ngất bất ngờ do thiếu ôxy. Chiếc J-20 chắc chắn cũng gặp vấn đề tương tự. Nó không thể sánh bằng F-22 hay F-35 có hơn 10.000 chuyến bay thử. Hơn nữa, chừng nào J-20 vẫn dùng động cơ AL-31 của Nga không thuộc thế hệ 5 th́ càng không thể. Trung Quốc chưa thể chế tạo động cơ cho thế hệ này.
Tàu sân bay Thi Lang chụp từ vệ tinh. Ảnh: D.G.
Về tàu sân Thi Lang, báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đang chế tạo một tàu sân bay mới, c̣n chiếc Thi Lang hiện có chỉ là một pḥng thí nghiệm không hơn không kém. Thật vậy, chính Đề đốc Trương Triệu Trung của Trung Quốc cũng thừa nhận rằng: “Thi Lang không có sứ mạng chiến đấu, chỉ để huấn luyện và thử nghiệm”.
theo nld