- Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), sự tham gia của các máy bay tiêm kích MiG của Liên Xô đă góp phần không nhỏ thay đổi cục diện. Những chiếc MiG-15 đă trở thành nỗi kinh hoàng của Không quân Mỹ lúc bấy giờ.
Danh hăo!
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Không quân Mỹ chủ yếu sử dụng máy bay ném bom B-29 ḥng tiêu diệt sinh lực và các mục tiêu của miền Bắc. Loại máy bay này được mệnh danh là “Siêu kiên cố”. Tuy nhiên, những chiếc MiG-15 của Liên Xô đă chứng minh rằng đây chỉ là “danh hăo” mà thôi.
Sau các cuộc chạm trán với MiG-15, Không quân Mỹ buộc phải thừa nhận những chiếc B-29 của họ rất dễ bị bắn hạ, đặc biệt là bởi các “sát thủ” pháo 23 mm và 37 mm trang bị trên những chiếc MiG-17 của Liên Xô. Chỉ cần “dính” vài viên đạn của các loại pháo này là B-29 của Mỹ có thể bị “rụng”.
Máy bay ném bom chiến lược B-29 của Mỹ
Những chiếc B-29 bị tiêu diệt đă khiến Không quân Mỹ đau đầu bởi mỗi chiếc trị giá cả “đống” tiền. Nhưng điều khiến Mỹ đau hơn cả là mỗi chiếc B-29 bị tiêu diệt trở thành “nấm mồ” mang theo một phi hành đoàn 12 người. Đây được coi là đ̣n giáng mạnh vào lực lượng Không quân Mỹ.
Ngày thứ ba đen tối
Thứ ba, ngày 30/10/1951 được coi là một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử Không quân Chiến lược Mỹ.
Các phi đội bay ném bom vào sân bay Namsi của Mỹ đă hững chịu thất bại nặng nề. Sự kiện này đă buộc Mỹ phải chấm dứt các hoạt động đánh phá vào ban ngày và xem xét lại việc sử dụng máy bay ném bom B-29 trong Chiến tranh Triều Tiên.
Khi đó, Mỹ đă điều 21 chiếc B-29 cùng 200 máy bay tiêm kích hộ tống các loại như F-84 và F-86 tấn công sân bay Namsi. Ngay lập tức, 56 chiếc MiG-15 của Liên Xô cất cánh để đánh chặn đội bay hùng hậu của Mỹ. 44 chiếc MiG-15 trực tiếp tham chiến. 12 chiếc c̣n lại được xếp trong đội h́nh dự bị và pḥng thủ sân bay.
Toàn bộ MiG-15 chỉ tập trung tiêu diệt những chiếc B-29 của Mỹ. Trong khi đó, đội h́nh F-86 bảo đảm sườn của Mỹ lại không theo kịp và không tạo thành đội h́nh liên hoàn. Những chiếc B-29 không tác chiến theo đội h́nh lớn mà chia lẻ thành từng cặp. Cách đánh này giúp MiG-15 phát huy tối đa tốc độ, tự do cơ động và linh hoạt.
Máy bay tiêm kích MiG-15 của Liên Xô
Những chiếc máy bay B-29 của Mỹ bị đánh chặn từ khi chưa kịp tiếp cận sân bay Namsi. Trong khi đó, những chiếc F-86 hộ tống bị chia cắt khỏi đội h́nh và không thể bảo vệ các máy bay ném bom B-29. 22 cặp MiG-15 với tốc độ 1.000 km/h nhanh chóng xé tan đội h́nh máy bay Mỹ với hỏa lực từ 132 khẩu pháo 23 mm và 37 mm.
Hàng loạt B-29 của Mỹ dính đạn, nhanh chóng bốc cháy và rụng như sung. Nhiều chiếc phải quay đầu bỏ chạy về hướng biển.
Trong trận chiến này, những chiếc B-29 của Mỹ đă không kịp thả bất kỳ quả bom nào khi mải móng quay đầu tháo chạy. Một sĩ quan t́nh báo chỉ điểm của Mỹ cũng bị tiêu diệt. Kết quả, 12 chiếc B-29 và 4 chiếc F-84 bị tiêu diệt cùng nhiều chiếc khác bị hư hỏng nặng. Trong khi đó, phía Liên Xô chỉ mất duy nhất một chiếc F-15.
B-29 của Mỹ ném bom
Nguyên nhân chính khiến hỏa lực của B-29 không “chạm” tới được MiG-15 bởi B-29 chỉ được trang bị loại súng đại liên 12,7 mm. Trong khi đó, pháo 23 mm và 37 mm của MiG-15 có tầm bắn hiệu quả tốt hơn. Hỏa lực của B-29 không thể bảo vệ máy bay khi những chiếc MiG-15 lao tới tấn công với tốc độ lên tới 150-160 m/s. Một đ̣n tấn công chỉ diễn ra trong 3-4 giây.
Sau trận chiến này, Không quân Mỹ đă phải lập ra một ủy ban điều tra. Trong ṿng 3 ngày sau, không có bóng dáng một chiếc máy bay Mỹ nào dám xuất hiện trong phạm vi tác chiến của MiG. Một tháng sau, một nhóm MiG-15 của Liên Xô đă tiêu diệt 3 chiếc B-29 được hàng chục F-86 hộ tống. Sự kiện này đă khiến Mỹ quyết định không thực hiện các phi vụ ném bom bằng B-29 vào ban ngày.
Những sai lầm của người Mỹ
Những chiếc B-29 của Mỹ thường xuất kích từ bờ biển phía Đông Hàn Quốc nhằm tránh mặt các radar đặt tại B́nh Nhưỡng. Tuy nhiên, việc bay theo đội h́nh gồm quá nhiều máy bay hộ tống F-84 và F-86 đă khiến đội bay của Mỹ dễ bị lộ.
Các máy bay này của Mỹ thường bay ở độ cao 8.000 m. Trong khi đó, các radar của Triều Tiên do Liên Xô cung cấp có khả năng phát hiện các cụm mục tiêu ở độ cao tối lớn.
Khi bay trong đội h́nh, những chiếc F-84 và F-86 thường bay thấp hơn những chiếc B-29. Tốc độ của các máy bay hộ tống Mỹ thường từ 720-800 km/h và thường bay theo h́nh díc dắc. Tính theo đường thẳng, tốc độ hành tŕnh của đội h́nh bay của Mỹ chỉ là 400-420 km/h. Tính toán được tốc độ này, các radar của Liên Xô dễ dàng phát hiện đội h́nh bay của Mỹ và có kế hoạch tác chiến hiệu quả.
F-86 Sabre của Mỹ (trên) và MiG-15 của Liên Xô (dưới)
Nhờ sớm phát hiện đội h́nh bay của Mỹ, nên khi những chiếc F-86 và F-84 của Mỹ tăng tốc vượt lên để đánh chặn không cho MiG cất cánh th́ những chiếc MiG của Liên Xô đă có mặt sẵn trên không.
Một sai lầm nữa của Không quân Mỹ là đă để cho các máy bay hộ tống bay với mật độ dày đặc và quá gần những chiếc B-29. Điều này khiến đội h́nh bay của Mỹ di chuyển với tốc độ chậm và rơi vào thế bị động. Trong khi đó, những chiếc MiG của Liên Xô có đủ thời gian để chủ động lựa chọn và tấn công mục tiêu và không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ phía đối phương.
Sự hiện diện của Liên Xô tại Triều Tiên
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô đă tham chiến với đơn vị tiêm kích 64. Tháng 11/1950, các phi công Liên Xô mặc quần áo Tôn Trung Sơn xanh hoặc xám đi tàu sang khu vực đông bắc Trung Quốc dưới danh nghĩa khách du lịch.
Do Liên Xô luôn cố gắng tránh sự đối đầu trực tiếp với Mỹ nên tất cả những người lính Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên đều phải mặc quân phục, đeo huy hiệu của quân chí nguyện Trung Quốc. C
ác phi công Liên Xô được chọn đều đeo một tấm thẻ có tên bằng tiếng Trung và tiếng Triều Tiên. Họ phải để lại toàn bộ các vật dụng có dấu hiệu của Liên Xô.
Các máy bay tiêm kích MiG-15 thuộc đơn vị tiêm kích số 64 của Liên Xô ở Triều Tiên
Để tránh bị lộ chân tướng, khi liên lạc qua vô tuyến điện, các phi công Liên Xô phải sử dụng tiếng Trung hoặc tiếng Triều Tiên. Thời gian đầu đơn vị tiêm kích số 64 chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các khu hành chính, trung tâm công nghiệp, kinh tế, đầu mối giao thông, cầu đường, trạm điện và những nơi bộ đội tập kết ở khu vực đông bắc Trung Quốc như: Thẩm Dương, Yên Sơn và An Đông (nay là Đan Đông).
Nhưng sau đó, do cuộc chiến leo thang, phạm vi tác chiếc của đơn vị tiêm kích số 64 được mở rộng sang cả không phận Triều Tiên. Chỉ tới những năm 1970-1980, việc Mỹ cử phi công sang Triều Tiên tham chiến mới được công khai.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô mất 335 máy bay cùng 126 phi công. Các máy bay của đơn vị tiêm kích số 64 xuất kích 64.300 lần, tham gia 1.872 lượt không chiến. Các máy bay Liên xô bắn rơi 1.106 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có 851 chiếc F-86. Đặc biệt, Mỹ mất tới 170 chiếc máy bay ném bom B-29, làm tê liệt khả năng tác chiến của lực lượng tấn công hạt nhân của Mỹ ở Viễn Đông.
Thiệt hại này buộc chính quyền của Tổng thống Eisenhower phải từ bỏ ư định thả bom nguyên tử xuống Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên.
Đông Triều
theo pn