Biển Đông sẽ trên bàn nghị sự ADMM
Trong bối cảnh tàu chiến các nước dồn dập tới biển Đông, tranh chấp mang tên Scarborough chưa giảm nhiệt th́ Hội nghị ADMM-6 diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia) trong tuần này được xem là cơ hội thảo luận t́m kiếm giải pháp ổn định khu vực.
Theo hăng tin
Kyodo (Nhật Bản), các cuộc xung đột ở biển Đông, liên quan đến Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN, sẽ là một trong những chủ đề nóng tại Hội nghị Bộ trưởng quốc pḥng ASEAN (ADMM-6) tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) hôm 29/5.
Hội nghị dự kiến thông qua đề xuất rút ngắn khoảng cách giữa các cuộc họp Bộ trưởng quốc pḥng ASEAN cùng các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Australia và New Zealand (ADMM+). Theo đó, ADMM+ cần nhóm họp hai năm một lần, thay v́ ba năm một lần như hiện nay.
Tàu chiến mới của Philippines tập trận chiếm đảo.
Ảnh: PhilStar.
Trong bối cảnh an ninh hàng hải tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương trở nên phức tạp, việc tăng tần suất tổ chức ADMM+, nhằm thúc đẩy hợp tác chiến lược, quốc pḥng và an ninh để bảo đảm một môi trường ḥa b́nh, ổn định bền vững trong khu vực, giúp các nước "có thể trao đổi thường xuyên hơn về cách nh́n khác nhau cũng như quan điểm về địa chiến lược, an ninh và quốc pḥng".
Cuộc họp lần này được cho là khá quan trọng trong giải pháp ổn định khu vực khi các đồng nhiệm ASEAN sẽ có cuộc thảo luận với Bộ trưởng quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt hôm 29/5. Theo hăng tin
Tân Hoa Xă, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt hôm nay tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia bốn ngày.
Mặc dù cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều cho rằng, chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Trung Quốc - Campuchia, đặc biệt giữa hai Bộ Quốc pḥng, tuy nhiên, diễn ra đúng dịp ADMM-6 từ ngày 28 - 30/5, khiến dư luận lo ngại, ư đồ thực sự của Bắc Kinh không chỉ nhằm mục đích như trên, mà có tác động đến việc bàn về tranh chấp biển Đông của ASEAN.
Giới quan sát cho rằng, sự lo ngại trên không phải là vô căn cứ, khi Trung Quốc tiếp tục tiến thêm một bước nữa để khẳng định yêu sách chủ quyền rộng lớn ở biển Đông. Hôm 27/5, cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc cho biết, Cục Khí tượng Hải Nam (Trung Quốc) bắt đầu tiến hành dự báo thời tiết đối với các quần đảo tranh chấp trên biển Đông, bao gồm khu vực băi đá ngầm Scarborough, đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và cả băi đá Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây được coi là một động thái "khiêu khích" mới của Bắc Kinh khiến căng thẳng trên biển Đông giữa nước này với các nước láng giềng càng trở nên khó tháo gỡ.
Nhà Trắng cho biết, ngày 8/6 tới, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Manila đang đối đầu căng thẳng v́ tranh chấp lănh thổ với Bắc Kinh trên biển Đông, khiến nhiều người tin rằng, ông Aquino đến Mỹ để "cầu viện" Nhà Trắng.
Hoàng Hà (tổng hợp)
theo đv