Trung Quốc–EU mạnh hơn Mỹ-Nhật?
Global Times đăng loạt bài b́nh luận nhấn mạnh, thời đại ḥa b́nh có thể được đảm bảo bởi Trung Quốc – EU trong khi liên minh Mỹ - Nhật đang tạo ra nhiều bất ổn hơn cho khu vực.
Báo Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa” EU
Ngay sau sự kiện Phó Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường công du sang Brussels đầu tháng 5, báo
Global Times nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc – EU có thể tạo ra một thế kỷ ḥa b́nh. Trong năm qua, thương mại Trung Quốc – EU gặt hái được nhiều thành công và chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ mở đường cho sự hợp tác sâu rộng hơn nữa khi hai bên tỏ ra rất có thiện chí và nghiêm túc muốn loại bỏ các trở ngại trong quan hệ song phương.
Giới phân tích nhấn mạnh rằng từ những thành công trong lĩnh vực thương mại, cả Trung Quốc nên đặt ra những mục tiêu cao hơn – tạo ra bước đột phá mới trên lĩnh vực chính trị.
Báo Trung Quốc,
Global Times nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc – EU có thể tạo ra một thế kỷ ḥa b́nh. Ảnh minh họa:
thedailybell.
Khác với quan hệ Trung – Mỹ, quan hệ Trung Quốc – EU không bị chi phối bởi quá nhiều nguy cơ, cạnh tranh địa chính trị không quá căng thẳng và gay gắt. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hai bên nhằm xây dựng quan hệ đối tác tốt đẹp để không chỉ đảm bảo tối đa hóa lợi ích song phương mà c̣n để đảm bảo đời sống chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 không bị nhấn ch́m trong hiểu lầm Trung – Mỹ.
Lư do là, trong thế kỷ này, bất chấp việc quan hệ Trung - Mỹ được xác định là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, nó vẫn đang và sẽ phải đối mặt với vô vàn các thách thức chưa từng có. Cả Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng lún sâu vào cuộc cạnh tranh địa chính trị ngoài những bất đồng truyền thống, gay gắt và sâu sắc bởi sự khác biệt trong các giá trị và bản chất của chế độ chính trị. Do đó, trong tương lai, quan hệ Trung – Mỹ có thể ngày càng phức tạp và căng thẳng hơn.
Theo
Global Times, EU có nhiều khả năng chấp nhận hệ thống chính trị Trung Quốc như là một phần của một thế giới đa dạng. Những chỉ trích đối với nền chính trị Trung Quốc đến từ phương Tây chủ yếu là do khác biệt về văn hóa chứ không phải là xuất phát từ ư đồ và khao khát muốn lật đổ Trung Quốc mà giới chính trị gia bảo thủ Mỹ vẫn luôn ấp ủ.
Một câu hỏi được đặt ra là quan hệ Trung Quốc – EU hiện nay thực sự tốt đẹp và hứa hẹn nhiều khởi sắc trong tương lai? Đây rơ ràng không phải là câu hỏi dễ trả lời. Trên thực tế quan hệ giữa con rồng châu Á và đồng minh số 1 của Mỹ hiện nay “nồng ấm” hơn nhiều so với năm 2008 khi quan hệ song phương khá căng bởi các xung đột trên nhiều lĩnh vực.
Ngày nay, những tranh chấp đó, chẳng hạn, vấn đề Dalai Lama, thực trạng nền kinh tế thị trường của Trung Quốc cùng như các lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sẽ c̣n cản trở mối quan hệ Trung QUốc – EU. Tuy nhiên,
Global Times khuyến cáo, quan trọng là cả hai bên khôn ngoan và sáng suốt để không đẩy các tranh chấp kia đi quá xa, làm hỏng quan hệ song phương. Việc xây dựng ḷng tin giữa Trung Quốc và EU là ch́a khóa để giải quyết các vấn đề nan giải nhất của thế kỷ này.
Trong thế kỷ 21, mối nguy hiểm lớn nhất chính là nguy cơ Trung Quốc và Mỹ bị đẩy tới một cuộc đụng độ vũ trang.
Do đó, nếu EU có thể đóng vai tṛ trung gian trong việc giảm nguy cơ này, họ sẽ không bị đẩy ra ngoài ŕa của một thế giới phát triển trong tương lai.
Song nếu EU hùa theo Mỹ trong việc chống Trung Quốc, vai tṛ, địa vị quốc tế của họ chắc chắn sẽ bị giảm đi. Trung Quốc và EU có một cơ hội để đảm bảo ḥa b́nh và ổn định cho thế kỷ 21 và do đó, đồng minh số 1 của Mỹ không nên bỏ qua nó.
Từ những lời lẽ trên, không khó để nhận ra rằng báo Trung Quốc đang gửi đến EU một thông điệp vừa như cảnh báo vừa như khuyên răn. Tuy nhiên,
Global Times đă nhấn mạnh, luận điệu trên không có nghĩa là Trung Quốc đang cố lôi kéo EU đứng về phía họ và quay lại chống Mỹ.
Có lẽ, báo này cũng nhận thức rơ thực tế muốn “cướp” đồng minh số 1 của Mỹ là chuyện không dễ dàng, thậm chí, bất khả thi bởi mâu thuẫn thuộc về hệ tư tưởng truyền thống sâu sắc giữa họ: một bên đại diện cho ư thức hệ phương Đông và một bên đại diện cho ư thức hệ phương Tây. Chính bởi mâu thuẫn ư thức hệ trên mà đối với phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc được được mô tả phóng đại như là siêu cường thách thức với họ.
Global Times cảnh báo, chính cách nh́n nhận vấn đề sai lầm như trên là nguyên nhân dẫn đến tâm lư quan ngại, cản trở sự phát triển của quan hệ song phương của phương Tây và đồng minh của họ trước con rồng châu Á.
Liên minh Mỹ - Nhật Bản gây bất ổn khu vực?
Trong khi nâng tầm quan trọng của mối quan hệ với EU, báo Trung Quốc đăng bài b́nh luận cáo buộc liên minh Mỹ - Nhật Bản gây bất ổn khu vực.
Global Times cáo buộc liên minh Mỹ - Nhật chỉ đẩy khu vực đến bờ vực bất ổn. Ảnh minh họa:
washingtonexaminer.
Bài b́nh luận được đưa ra trong bối cảnh, Mỹ và Nhật Bản vừa đạt được một thỏa thuận mới trong việc chia sẻ sử dụng các căn cứ của quân đội Mỹ trong khu vực Thái B́nh Dương.
Theo thông báo của các phương tiện truyền thông, Lực lượng pḥng vệ Nhật Bản sẽ được chào đón tại các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ tại Philippines và cùng với Mỹ và Philippines sẽ tổ chức và tham gia các cuộc tập trận chung tại các căn cứ này.
Gần đây, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gia tăng liên quan đến các tranh chấp lănh hải trên biển Đông, báo Trung Quốc cáo buộc, Philippines bị thúc đẩy bởi các tham vọng kinh tế, muốn mở rộng ảnh hưởng tại biển Đông, đẩy tranh chấp lănh hải với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn. Ngoài ra, để đối trọng và ngăn chặn Trung Quốc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của họ tại biển Đông, Philippines t́m mọi cách lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Washington và Tokyo nhúng tay vào các tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Với chiến lược “Hướng Đông”, về mặt quân sự, Mỹ đang t́m kiếm khả năng cung cấp các căn cứ vĩnh viễn tại các căn cứ quân sự trong khu vực. Chẳng hạn, họ vừa yêu cầu quay trở lại căn cứ quân sự Subic (Vịnh Subic) của Philippines và triển khai tàu chiến duyên hải tối tân nhất tại đây.
Ngoài ra,
Global Times c̣n cáo buộc, Mỹ liên tục tăng cường tập trận quân sự với nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực và các vùng lănh hải xung quanh Trung Quốc nhằm ngăn chặn con rồng châu Á và tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Về phía Nhật Bản,
Global Times mở đầu bằng việc khen ngợi Tokyo “khôn ngoan” khi không can thiệp vào tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, ngay sau đó, báo này phê phán Nhật dỡ bỏ chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí, được xem như là bước đệm để họ xuất khẩu vũ khí hỗ trợ cho các quốc gia có liên quan đến tranh chấp biển Đông.
Không dừng lại ở đó, Nhật Bản c̣n lên kế hoạch cung cấp tàu tuần tra đến Philippines và giúp Manila đào tạo lực lượng bảo vệ bờ biển.
Từ những động thái này, báo Trung Quốc kết luận Nhật Bản đang có ư đồ mở rộng hoạt động quân sự tại biển Đông đồng thời cho rằng t́nh h́nh phức tạp tại đây có lợi cho Tokyo. Nhật Bản cho rằng việc đối đầu với Trung Quốc tại biển Đông sẽ làm loăng sự chú ư của con rồng châu Á đối với tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư giữa hai nước.
Ngoài ra,
Global Times cáo buộc sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào tranh chấp biển Đông chỉ càng làm cho t́nh h́nh tại đây trở nên phức tạp hơn khi nhờ có sự hậu thuẫn của liên minh Mỹ-Nhật, các quốc gia như Philippines và Việt Nam ngày càng không biết “trời cao đất dày”. Họ ngày càng có nhiều động thái khiêu khích đối với Trung Quốc bao gồm cả việc bắt giữ cả ngư dân đại lục. Báo này cũng không quên cảnh cáo Philippines rằng các cuộc đối đầu với Trung Quốc gần đây của họ có nguy cơ thổi bùng lên một cuộc chiến tranh khu vực. Ngoài ra, việc các quốc gia trong khu vực đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội bằng cách vung tiền mua sắm thêm vũ khí tối tân, dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, đe dọa trực tiếp đến ḥa b́nh và ổn định khu vực.
Cuối cùng,
Global Times nhấn mạnh việc hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các quốc gia trong khu vực nhằm ḱm chế Trung Quốc của Mỹ - Nhật là chiến lược với tầm nh́n hạn chế. Bởi nó không chỉ đe dọa an ninh khu vực mà c̣n đe dọa đến quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đồng thời hủy hoại những lợi ích to lơn giữa các bên mà nếu hợp tác chân thành và toàn diện họ có thể giành được.
Bạch Dương (tổng hợp)
theo đv