Ngay sau khi báo Sài G̣n Giải Phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh xúc phạm danh dự Báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL), nhiều bạn đọc và những người đă từng cộng tác với Báo đă gọi điện chia sẻ và yêu cầu Ban biên tập cần thể hiện chính kiến bảo vệ danh dự cho họ.
Dưới đây chúng tôi trích dẫn một số ư kiến của một số người đă từng cộng tác với Báo ĐS&PL để bạn đọc tham khảo.
Ông Trần Đại Hưng – Nguyên Phó Trưởng ban Nội chính TW: “Các vụ việc nêu trên báo đều rơ ràng, có đầu, có cuối”
Nói về chuyện các báo khác thông tin sai sự thật về báo ĐS&PL, ông Trần Đại Hưng cho rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng. Cảm ơn họ v́ đă chỉ ra những điều hay, chưa phù hợp để chúng ta điều chỉnh và phát triển hơn. Và độc giả là người hiểu rơ nhất báo ĐS&PL như thế nào. Tôi là người đọc và theo dơi quá tŕnh phát triển của báo ĐS&PL từ những ngày mới sơ khai. Báo có được sự phát triển, nhiều độc giả quan tâm như hiện nay v́ tập thể người làm báo ở đây biết, hiểu được thị hiếu của người đọc. Những vụ việc nêu trên báo đều rơ ràng, có đầu, có cuối”.
Viện sỹ, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu- nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng: “Nếu có ư kiến cho rằng báo ĐS&PL “lá cải”… là nhân vật từng được viết trên báo, tôi thấy ḿnh bị xúc phạm”!
Khi được hỏi về những cảm nhận của ông về báo ĐS&PL, Viện sỹ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết: Đọc báo ĐS&PL khá thường xuyên, tôi nhận thấy báo có nhiều nội dung bổ ích và đi vào cuộc sống, gần gũi, thiết thực, phù hợp với đời sống xă hội và sở thích của bạn đọc. Cần đặt câu hỏi, v́ sao cứ Báo ĐS&PL phát hành là người ta lại háo hức đón nhận? Đơn giản v́ trong đó có những câu chuyện, nhiều nội dung sâu sắc, nhân văn, gắn với số phận con người, với đời sống b́nh dị của bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân mà Báo ĐS&PL được đón nhận, được trân trọng, v́ nó chứa đựng sự nhân văn trong đó. Ví dụ như loạt bài “Vị tướng huyền thoại trưởng thành từ binh nh́” có nội dung rất sâu sắc, xúc động. Các đồng chí, đồng đội của tôi khi đọc loạt bài này đều phản hồi rất tốt, đánh giá cao chất lượng của bài viết, của tờ báo.
Nếu có ư kiến nào đó cho rằng báo ĐS&PL là “lá cải”, là trơ trẽn, đi sâu vào đời tư người khác, cố t́nh hạ thấp danh dự tờ báo…th́ với tư cách là một độc giả thường xuyên của báo, là nhân vật từng được viết trên báo ĐS&PL tôi thấy ḿnh bị xúc phạm. Ngoài ra, những đơn vị, cá nhân có ư kiến như vậy về Báo ĐS&PL là họ đang tự hạ thấp chính ḿnh, v́ tôi quan niệm cố t́nh t́m mọi cách hạ thấp người khác cũng chính là hạ thấp bản thân ḿnh. Tôi tin là bộ phận như vậy là không nhiều, chỉ là số ít mới đưa ra những nhận xét như vậy về báo ĐS&PL.
Ông Nguyễn Đức Kiên- Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội: Sự “chơi xấu” nhau của báo chí
Là chuyên gia, ông Nguyễn Đức Kiên thường được nhiều báo chí phỏng vấn về các chính sách kinh tế. Thực tế, báo ĐS&PL cũng đă có nhiều cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên về các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô, các giải pháp kinh tế… Tuy nhiên, khi có thông tin về chuyện “báo lá cải” mà một số báo cố t́nh “chơi xấu” báo ĐS&PL ông Kiên cho biết: “Tôi không bao giờ lựa chọn báo chí để trả lời phỏng vấn, với tôi không có khái niệm báo lớn và báo nhỏ. Tôi nghĩ, ḿnh là ĐBQH có kiến thức về kinh tế nên các báo quan tâm đến vấn đề tôi nghiên cứu th́ tôi trả lời”.
Trước câu hỏi của phóng viên, “ông thường xuyên trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, trong đó có báo ĐS&PL nhưng lại có tờ báo cho rằng tất cả những bài đăng trên Báo ĐS&PL toàn những “thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, t́nh, tiền, tù tội”, ông có thấy bản thân ḿnh bị xúc phạm không”? Ông Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Đó là sự “chơi xấu” nhau của báo chí. Tôi quan điểm, mỗi báo hướng đến một tiêu chí, một đối tượng bạn đọc riêng. Bản thân tôi không có khái niệm báo “lá cải”, tôi cũng không trả lời phỏng vấn v́ nghĩ báo có số lượng phát hành lớn”.
Ông Nguyễn Đức Kiên cũng cho biết: “Tôi có đọc báo ĐS&PL, tiêu chí của báo là đưa tin bài viết về pháp luật. Báo cũng đă đưa nhiều đến các vụ án h́nh sự, và có phân tích các khía cạnh pháp lư để bạn đọc hiểu rơ vấn đề. Tựu chung lại, tôi vẫn nghĩ mỗi tờ báo có tiêu chí, độc giả riêng nên không thể lấy tiêu chí của tờ báo này, áp cho một tờ báo khác. Nên tôi càng không đồng t́nh với chuyện báo này, chê báo kia là “lá cải”. Tôi nghĩ, báo ĐS&PL nên có những bài viết phân tích sâu xa những vấn đề pháp lư, của các vụ án. Chẳng hạn vụ cưỡng chế nhà ông Đoàn Văn Vươn nên có những bài viết phân tích sâu, nh́n nhận dưới góc độ pháp lư như vậy bài viết sẽ sâu sắc và khách quan”.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám- Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội: “Trên tờ Đời sống & Pháp luật, các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rơ ràng”
ĐBQH Tô Văn Tám nhận xét: “Là cơ quan trung ương của Hội luật gia Việt Nam, báo ĐS&PL đă phản ánh được rất nhiều vấn đề pháp lí, liên quan đến pháp luật, cả những vấn đề bức xúc của xă hội. Thậm chí nhiều vấn đề tiêu cực của xă hội cũng được nhanh chóng cập nhật. Các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rơ ràng. Từ đó có thể nhận xét, về mặt tổng thể đây là một tờ báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của một tờ báo chính thống, góp phần đưa một tiếng nói vào xă hội để thúc đẩy xă hội đi lên”.
Ông cũng khẳng định: “Báo ĐSPL không chỉ phản ánh những vấn đề bức xúc của xă hội mà c̣n phản ánh được những vấn đề thường nhật của đời sống nhân dân, của các tầng lớp dân cư, kể cả mỗi cá nhân người dân. Đó là ưu điểm của tờ báo v́ báo đă phản ánh được muôn mặt của đời sống, không v́ thế mà nói là lá cải. Tôi thường xuyên đọc báo ĐS&PL và nhận thấy sau khi phản ánh một vấn đề, một vụ việc cụ thể th́ tác giả đều có định hướng, phê phán hoặc có ủng hộ rất rơ ràng. Đó là những nội dung rất tích cực đóng góp cho cuộc sống mà tờ báo này đă làm được.
Trên một tờ báo gần đây có đưa ra ư kiến nhận định, ĐS&PL đă đưa các thông tin về t́nh, tiền, tội, một cách không trung thực, tôi cho rằng đó chỉ là ư kiến của cá nhân. Theo ư kiến của tôi, trên thực tế Báo ĐS&PL thông qua các chuyên mục đă đề cập đến các vấn đề của xă hội một cách kịp thời, gần gũi với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, các vấn đề được định hướng được chứ không chỉ đưa lên để gợi mở. Do vậy, đối tượng t́m đọc báo ĐS&PL khá phong phú, rộng khắp.
Tuy nhiên, ở một số vấn đề có tính vĩ mô, báo ĐS&PL đôi lúc cách viết hơi nặng nề, theo tôi, ban biên tập nên đưa nội dung vấn đề ra trao đổi cởi mở, tránh gây hiểu lầm.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Văn pḥng luật sư Kinh Đô: “Một sự xúc phạm với hàng loạt chuyên gia pháp lư từng phát biểu trên ĐS&PL”.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng nêu ư kiến, những thông tin mà bài báo được đăng tải trên báo SGGP có biểu hiện của thông tin sai sự thật gây tổn hại đến uy tín của một cơ quan ngôn luận, làm giảm niềm tin của bạn đọc đối với cơ quan ngôn luận nói chung và báo ĐS&PL nói riêng. Việc làm đó không những xâm hại đến uy tín, lợi ích của báo mà c̣n xâm hại đến lợi ích của tập thể phóng viên, cán bộ của báo. Việc đưa ra những lư lẽ mang tính xúc phạm như vậy là việc làm tăng thêm tính nghiêm trọng của hành vi đưa thông tin sai lệch đă nêu. Dưới góc độ báo chí th́ đây là hành vi phạm Luật Báo chí, vi phạm đạo đức của người làm báo. Ở một góc độ khác, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của tờ báo đó đối với ĐS&PL và các tờ báo khác.
Dưới góc độ là một độc giả của ĐS&PL, khi đọc những nội dung đó, Luật sư Hùng thấy ḿnh là người bị thiếu tôn trọng, bị tờ báo đăng tải nội dung nhận định phiến diện xem thường về nhận thức. C̣n ở góc độ của một chuyên gia đă từng cộng tác nhiều với Báo ĐS&PL, Luật sư Hùng cho rằng những nội dung như SGGP đưa ra là một sự xúc phạm đối với luật sư cũng như hàng loạt chuyên gia pháp lư đă từng phát biểu trên báo ĐS&PL.
Tuy nhiên, theo Luật sư Hùng, các độc giả hiện nay cũng là những độc giả thông thái họ sẽ tự nhận thức được những nội dung sai ở thông tin không lành mạnh đó của báo SGGP. Những thông tin sai lệch mà báo SGGP đưa ra cần thiết phải làm rơ và xử lư nghiêm theo pháp luật. Phải bồi thường và công khai xin lỗi nếu vi phạm và gây thiệt hại cho báo ĐS&PL.
Nhóm PV
Theo: Người Đưa tin