Về sự thay đổi đột ngột của chính quyền Myanmar, báo Pháp Le Figaro trích dẫn tài liệu đóng dấu “bí mật quốc pḥng” được phác thảo từ năm 2003.
Theo Le Figaro, chính sách cải tổ của Tổng thống Thein Sein thật ra là một sự cân bằng về địa chính trị và nằm trong một chiến lược được phác thảo từ năm 2003. Tài liệu của Học viện quân sự Maymyo là bằng chứng cho thấy có cả một chiến lược nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ.
Dưới tựa đề “Nghiên cứu quan hệ Mỹ-Myanmar”, tài liệu 346 trang nêu chi tiết chiến lược khôn khéo để “băi bỏ các biện pháp trừng phạt” và “tiếp cận tín dụng của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và những định chế tài chính khác”.
Tác giả, theo bài báo đăng trên Le Figaro, là một trung tá bí ẩn mang tên Aung Kyaw Hla - có lẽ đây là bí danh của một cố vấn - đi từ giả định là sự lệ thuộc vào Trung Quốc “tạo căng thẳng quốc gia” , gây “nguy hại cho nền độc lập của đất nước”. Ông này khuyến nghị “Myanmar phải b́nh thường hóa quan hệ với phương Tây”.
Tài liệu này nói nhiều đến bà Aung San Suu Kyi, người mà không ai được nêu tên trước mặt Thống tướng Than Shwe.
Bà Aung San Suu Kyi tham dự Diễn đàn WEF ở Bangkok. Ảnh: DPA.
Lúc tài liệu trên được soạn thảo, bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc lần thứ 3. Trong tài liệu có đoạn viết bà Aung San Suu Kyi là “quan tâm chủ yếu của Mỹ” và “sức ép gia tăng mỗi khi bà bị giam cầm”. Tài liệu đánh giá, “việc trả tự do cho bà sẽ cải thiện quan hệ với phương Tây”.
Thế nhưng điều đáng ngại, theo bài báo trên Le Figaro, là tài liệu nói trên c̣n nêu mục tiêu tối hậu là “dẹp bỏ đối lập”.
Theo Le Figaro, dù bà Aung San Suu Kyi tin tưởng phần nào về các biện pháp cải tổ đang được thực hiện, bà cũng tỏ ra cảnh giác v́ những thay đổi, mở cửa hiện nay không phải là điều “không thể đảo ngược”.
Theo Le Figaro