Có một sự việc khá hy hữu vừa xảy ra, đó là chuyện Báo Phụ nữ TP.HCM lên tiếng chê bai một loạt các tờ báo khác. Vậy ư đồ của tờ báo này nhằm mục đích ǵ? Một cái “trống thủng”, một cái “chuông rè” đang cố ngoi lên bằng cách “bôi bẩn” đồng nghiệp hay c̣n v́ lư do khác?
Bịa trắng trợn, thông tin rẻ tiền
Những ngày gần đây, báo
Phụ nữ TP.HCM đăng tải một số bài viết nêu hiện tượng "lá cải" trên một số sản phẩm báo chí, "để câu khách, bất chấp tính định hướng dư luận và giáo dục của báo chí, bỏ qua thuần phong mỹ tục Việt Nam". Có thể thấy, loạt bài này đă được
Phụ nữ TP.HCM chuẩn bị một cách công phu, bài bản và khá quyết liệt. Nhưng đáng tiếc, trong loạt bài, tờ báo này có một số phân tích đưa ra mang tính chụp mũ, phiến diện và hết sức nông cạn về báo điện tử
Giáo dục Việt Nam. Điều đó có thể làm “nhiễu sóng” cho người đọc và ảnh hưởng chung tới h́nh ảnh của
Giáo dục Việt Nam trong thời gian qua (trong bài viết này chúng tôi không đề cập đến quan điểm của
Phụ nữ TP.HCM đối với nhiều tờ báo mà họ cho là lá cải khác).
Cụ thể, ḱ 2 của chuyên đề ‘Ma trận thông tin’ mang tên ‘Tràn lan cỏ dại’ có đăng: “Để giành giật từng độc giả, các trang mạng đă không ngần ngại dựng chuyện, đơm đặt, tác động vào các sự kiện, lôi kéo thêm nhiều người tham gia dù ban đầu đó chỉ là những việc không đáng. Xoay quanh chiếc ṿng đeo tay của Thủy Tiên, phóng viên của
Giáo dục Việt Nam đă vận dụng nghiệp vụ báo chí để t́m… giá của nó. Trong scandal ầm ĩ của gia đ́nh thí sinh Quỳnh Anh tại Vietnam’s Got Talent, cũng
Giáo dục Việt Nam đă lôi cả đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh vào cuộc”.
Thế nào là đúng? Ai mới là người đơm đặt, dựng chuyện ở đây? Vào thời điểm mà chuyện ứng xử của mẹ thí sinh Quỳnh Anh tại cuộc thi Vietnam’s Got Talent gây phản ứng nhiều chiều của đông đảo công chúng, thí sinh này đă gửi thư kêu cứu tới bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Việc phỏng vấn người nhận đơn là nguyên tắc cơ bản của báo chí nhằm đảm bảo nguyên tắc thông tin khách quan, nhiều chiều. Phỏng vấn một quan chức Quốc hội chính là việc làm nghiêm túc nhất, làm sao lại so sánh với việc phỏng vấn một người tầm phào để nói chuyện tầm phào?
Và việc dùng từ “lôi” đối với một Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội một lần nữa cho thấy suy nghĩ ngây ngô của người viết và người duyệt bài.
Những câu chuyện vợ chồng đầy nhảm nhí trên báo Phụ nữ TPHCM. Đây là diễn đàn thể hiện góc nh́n của báo này về hôn nhân, gia đ́nh
Chưa hết, báo
Phụ nữ TPHCM lại thể hiện sự non nớt khi đưa ra dẫn chứng sai lệch về sự kiện chiếc đồng hồ của ca sĩ Thủy Tiên. Trường hợp này, chính xác là đồng hồ, không phải ṿng đeo tay như phunuonline.com.vn đăng tải. Thêm nữa, Thủy Tiên là một trong số không nhiều những ca sĩ có sức ảnh hưởng tới giới trẻ và việc một vật dụng đơn giản nhưng có giá trị lên tới hàng tỷ đồng là điều cần được làm rơ. Hơn nữa, với suy nghĩ hạn hẹp như phóng viên Báo
Phụ nữ TP.HCM, làm sao hiểu được ẩn ư sâu xa của loạt bài này: Đồng thời với việc đi t́m giá khủng của chiếc đồng hồ, phóng viên c̣n lặn lội về quê của ngôi sao bóng đá Công Vinh và có bài để t́m lời giải: Tặng người yêu món quà gần 4 tỉ như thế, nhưng Công Vinh có quan tâm đến việc làm từ thiện, giúp đỡ bà con nghèo ở quê hay không? Đáng mừng là Công Vinh cũng khá quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn ở quê anh. Chính v́ thế đây không c̣n là chuyện chơi nổi của ngôi sao, mà báo
Giáo dục Việt Nam muốn khám phá cái tâm, cách sống của những người nổi tiếng.
Thời gian qua, báo
Giáo dục Việt Nam luôn hướng tới phong cách làm báo chuyên nghiệp, trách nhiệm trong những sự kiện lớn.
Điều này được thể hiện rơ ràng ở việc khi thực hiện những tuyến đề tài lớn về vấn đề Biển Đông, cưỡng chế Tiên Lăng, các đề án của Bộ GTVT, vụ hai nhà báo VOV bị đánh,….báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin một cách toàn diện, nhiều chiều. Đồng thời, báo cũng thực hiện hàng loạt những cuộc giao lưu trực tuyến, phỏng vấn với nhiều nguyên lănh đạo Đảng và nhà nước, các tướng lĩnh quân đội và nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực… Khi báo
Giáo dục Việt Nam lao vào những tâm điểm, bức xúc của dư luận th́ báo
Phụ nữ TP.HCM làm ǵ? Rất dễ trả lời: Tờ báo này vẫn ngày ngày đăng tải những chuyện hôn nhân tầm phào, những bài báo thiếu hơi thở cuộc sống. Như vậy th́ việc tờ này bị độc giả ghẻ lạnh là hoàn toàn dễ hiểu.
Không chỉ có vậy, báo Giáo dục Việt Nam c̣n luôn nhiệt t́nh trong công tác từ thiện, hàng loạt chương tŕnh từ thiện đă được Báo phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mang "Bữa cơm có thịt" trị giá hàng tỉ đồng, hàng chục tấn sách vở, quần áo cho học sinh nghèo miền núi ở Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai... Những món quà, sự quan tâm ân cần của chúng tôi dành cho hàng chục ngh́n học sinh nghèo đă trở thành một hiệu ứng mạnh mẽ lan tỏa trong cộng đồng người Việt cả trong và ngoài nước. Các em nhỏ và nhiều bậc cha mẹ đă run run xúc động khi nói với chúng tôi rằng, những món quà mà báo Giáo dục Việt Nam trao tặng tuy không phải là thứ vật chất quá lớn lao, nhưng nó khiến họ nhớ măi, v́ rằng những bộ quần áo, những đôi giày, đôi dép, những khoản tiền ấy... có hơi ấm của t́nh người.
Và ngay tại Thủ đô Hà Nội, Báo Giáo dục Việt Nam cũng phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương mở “Lớp học hy vọng” dành cho các bệnh nhi bị ung thư, bệnh hiểm nghèo điều trị dài ngày. Nếu các em không thể đến trường th́ Báo sẽ mang lớp học đến giường bệnh cho các em. Nói những điều trên không phải để khoe khoang mà chỉ muốn nhắc một nguyên tắc căn bản rằng, nếu đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó mà chỉ nh́n ở một góc, một khía cạnh nhỏ đă vội kết luận th́ chẳng khác nào là thầy bói mù xem voi.
Theo thống kê thứ hạng các tờ báo điện tử tại trang web alexa.com ngày (31/5), trang điện tử của Báo
Phụ nữ TPHCM ở Việt Nam đứng thứ 775. Thứ hạng này, thậm chí c̣n thấp hơn cả một số trang điện tử cá nhân. Xin nói thêm rằng, thứ hạng của một tờ báo trên trang web này dựa vào lượng độc giả truy cập vào tờ báo nhiều hay ít. Lư do chính của một tờ báo có thứ hạng thấp nằm ở các nguyên nhân hoặc tờ báo quá lá cải, “rẻ tiền” hoặc quá nghiệp dư, tẻ nhạt, vô vị mà cũng có thể do cả hai nguyên nhân trên. Với những phân tích trên đây, có lẽ độc giả đă phần nào hiểu được lư do v́ sao một tờ báo sau nhiều năm ra đời vẫn có vị trí quá thấp trong bảng xếp hạng như vậy.
Hạ bệ đồng nghiệp để được nổi tiếng?
Đọc
Phụ nữ TP.HCM khi bàn về báo lá cải, người đọc sẽ ngầm hiểu rằng, đây là một tờ báo “đàn anh” với cách đưa tin chính thống và chuyên nghiệp cao. Nhưng khi tận mục sở thị bài báo này, th́ mới vỡ lẽ rằng, quan điểm về báo lá cải đang bị áp đặt rất ngô nghê hay nói cách khác tờ báo này đang đánh tráo khái niệm giữa cách làm báo lá cải với cách làm báo hấp dẫn. Trong khi phê phán đồng nghiệp th́ chính tờ báo này lại đầy rẫy những thứ nhảm nhí, tẻ nhạt.
Một ví dụ cụ thể mới nhất là bài báo “Lây… ngoại t́nh?”. Nội dung: “Vợ tôi là một người phụ nữ hiền và rất tốt, nhưng trong thời gian gần đây vợ tôi có quen với nhiều cô bạn. Trong số đó, có một cô bạn của vợ tôi đă có chồng con, nhưng lại ngoại t́nh. Vợ tôi, chơi thân với người này nên bị lây theo, khiến tôi rất lo sợ. Bây giờ, tôi không biết làm sao để ngăn cản những cuộc t́nh vụng trộm không biết bắt nguồn từ đâu. Đôi lúc, tôi muốn làm cho lớn chuyện nhưng nghĩ lại cũng chẳng hay ho ǵ nên thôi. Nhưng càng lúc, các bà ấy càng làm tới, hẹn nhau đi ăn và hát karaoke. Đàn ông, đàn bà đưa nhau vào trong pḥng hát ḥ, rồi không biết làm ǵ nữa…”.
Không cần hiểu về những lư thuyết, học thuật của nghề báo, độc giả hoàn toàn có thể nhận ra cách thông tin ngây thơ và thiếu logic trong đoạn viết này. Nhưng ai xem rồi cũng chặc lưỡi: “vẽ rắn thêm chân...”.
Trang tin điện tử của báo
Phụ nữ TP.HCM phê phán nhiều tờ báo khác là "Sex: "phô" và tục!" nhưng chính họ không thiếu những tin bài khoe da thịt của giới Showbiz (cả Việt Nam và nước ngoài).
Phê phán những h́nh ảnh hở hang đó nhưng lại đăng nguyên vẹn nó mà không hề che mờ, th́ có khác ǵ truyền bá nó. Chưa hết, có thể bắt gặp tại trang web này h́nh ảnh máu me ghê rợn được đăng tải chi tiết trong chuyên mục thời sự - xă hội.
Điều này làm cho nhiều người liên tưởng tới chuyện một cầu thủ bán độ nhưng dứt khoát nói ḿnh sạch sẽ. Những cô người mẫu kém tài t́m mọi cách khoe cơ thể để được nổi tiếng, nhưng lại ra sức xin lỗi dư luận rằng “vô ư”. Và bây giờ, thật bi hài khi một tờ báo là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cũng muốn nổi tiếng bằng cách “tự ngửa mặt lên trời mà nhổ nước bọt”.
Thế nhưng, tờ báo này đă quên mất một điều, đă là cái chuông rè th́ đi khắp Đông Tây cũng vẫn chỉ... rè. Là cái trống thủng th́ dù có vá víu thế nào nó cũng không c̣n nguyên vẹn được nữa, chỉ có cách tốt nhất phải hạn chế cái sự nhảm nhí của chính ḿnh mà thôi. Và, họ cũng quên mất rằng dù có nói ǵ th́ cũng không thể qua mắt được hàng triệu độc giả.
V́ vậy, thật không ngoa nếu nói rằng, cách làm này của báo
Phụ nữ TP.HCM chẳng khác ǵ một cô gái muốn làm đẹp, nhưng lại dốt nát về mặt thẩm mỹ.
Theo
Giáo dục Việt Nam