Trong cuộc chiến chống kẻ thù của nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama dựa vào máy bay không người lái, biệt kích và chiến tranh mạng.
Đích thân Tổng thống Obama điều khiển “cuộc chiến ngầm” và đây là một chiến lược mạo hiểm, một sự thay đổi về chiến lược và một phương thức tiến hành chiến tranh.
Tổng thống Obama trực tiếp phê chuẩn các cuộc tấn công chống khủng bố ở Yemen, Somalia và Pakistan. Ảnh AFP
Rất có thể, nếu người ta nhớ đến Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush là “Tổng thống chiến tranh”, th́ một ngày nào đó, người ta sẽ tặng cho Tổng thống Obama danh hiệu “Chiến binh giấu mặt”.
Hồi tháng 1/2012, Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông muốn chia tay “với các hệ thống lỗi thời của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh”. Thay vào đó, cái mà ông cần là các cơ quan t́nh báo, các hệ thống trinh sát và giám sát, cuộc chiến chống khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như “tác chiến ở những nơi kẻ địch pḥng thủ nghiêm ngặt, khó bề thâm nhập”.
Obama và các cộng sự thân tín tại pḥng xử lư t́nh huống. Ảnh REUTERS
Nói trắng ra, học thuyết quân sự Obama là tiến hành chiến tranh với các máy bay không người lái vũ trang, sử dụng các đơn vị đặc nhiệm và chiến tranh mạng.
Học thuyết “chiến tranh ngầm này” cũng đă mang lại một số thành công:
- Lính đặc nhiệm Navy Seals của Mỹ đă tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden.
- Vi rút Stuxnet đă hủy hoại hàng ngh́n máy ly tâm làm giàu uranium của Iran. Có tin đồn rằng đây chính là “kiệt tác” của Mỹ phối hợp với Israel.
- Tổng thống Obama đă gia tăng đáng kể cuộc chiến máy bay không người lái cả về qui mô lẫn cường độ. Theo blog “The Long War Journal” (Mỹ), cho đến nay, trong tổng số 300 vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào lănh thổ Pakistan, có tới 250 vụ được tiến hành dưới thời Tổng thống Barack Obama. Gần 2.300 chiến binh al-Qaeda đă bị tiêu diệt. Chỉ riêng năm nay, đă có tới 137 thành viên AQAP (một chi nhánh của al-Qaeda ở Bán đảo Arập) đă bị tiêu diệt trong 800 phi vụ máy bay không người lái do CIA và quân đội Mỹ tiến hành.
Hai "phi công" điều khiển máy bay không người lái Rraper. Ảnh Getty Images
Không quân Mỹ hiện đang đào tạo phi công điều khiển máy bay không người lái nhiều hơn các phi công thực thụ. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta muốn tăng số máy bay không người lái trong quân đội Mỹ thêm 33% trong ṿng mấy năm tới.
Máy bay không người lái vũ trang Predator của không quân Mỹ. Ảnh USAF
Thông qua “các cuộc chiến ngầm”, Tổng thống Obama hy vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được tổ chức vào cuối năm nay.
“Cuộc chiến ngầm” xem ra khá hiệu quả và “sạch sẽ”, đặc biệt là binh lính Mỹ đỡ bị thiệt mạng trên chiến trường. Ngoài ra, ông Obama đă có thể rút quân khỏi Iraq và dự kiến sẽ rút quân Mỹ khỏi Afghanistan trong năm 2014. Đó là chưa kể tiết kiệm được ngân sách quốc pḥng dự kiến ở mức 500 tỷ USD trong ṿng 10 năm tới.
Thế nhưng, tiết lộ mới đây về ông Obama đă khiến cho người Mỹ cảm thấy bàng hoàng. Báo New York Times viết vị tổng thống này quyết định “sự sống và cái chết” bởi v́ ông biết rơ từng kẻ sẽ bị tấn công tiêu diệt.
Kiểm tra tên lửa Hellfirre lắp trên máy bay không người lái.Predator.
Ảnh AFP
Chỉ có điều, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Yemen xem ra không ngăn cản được mạng lưới khủng bố ở nước này lấn tới. Tờ “Washington Post” viết: “ Khi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gia tăng, sự phẫn nộ của người Yemen - đặc biệt ở những khu vực do al-Qaeda kiểm soát - tăng lên gấp bội”.
Mohammed al-Ahmadi, thành viên của một nhóm đấu tranh cho nhân quyền ở Yemen, nói: “Tuy tiêu diệt được các thủ lĩnh al-Qaeda, những máy bay không người lái Mỹ lại biến chúng thành người hùng”. Không những thế, các vụ không kích bằng máy bay không người lái cũng thổi bùng lên làn sóng chống Mỹ.
Các cộng sự của Tổng thống Obama ra sức thanh minh rằng ông này luôn tránh gây thương vong cho dân thường và đôi khi đă ngăn chặn hoặc hoăn lại một số chiến dịch đặc biệt. Về phần ḿnh, Tổng thống Obama biện minh rằng đây là một “cuộc chiến chính nghĩa”. Thế nhưng, ai cho phép ông cái quyền quyết định sự sống và cái chết của người khác cũng như xâm phạm lănh thổ của các nước có chủ quyền?
Minh Bích (theo Spiegel.de)