Hàng không giá rẻ dường như đang “bèo” hơn khi phong cách phục vụ làm không ít “thượng đế” phiền ḷng.
Nhiều hành khách tỏ ra phiền ḷng v́ phong cách phục vụ của hăng hàng không VietJet
- Trước khi làm thủ tục cho chuyến bay của Hăng hàng không giá rẻ VietJet Air từ Hà Nội vào TP.HCM trưa ngày 27/5/2012, tôi nhận được lời nhắn từ gă bạn đồng nghiệp: “Cái ǵ rẻ cũng được, nhưng “lên trời” ham rẻ... coi chừng!”. Quả chẳng sai chút nào, khi suốt hành tŕnh là những câu chuyện dở khóc, dở cười.
“Chợ cóc” trên máy bay
Theo đúng lịch tŕnh, chuyến bay VJ8663 từ Hà Nội đi TP.HCM sẽ khởi hành vào lúc 12h5’, háo hức có mặt trước hàng giờ để làm thủ tục “check in” vé. “Phốt” đầu tiên chúng tôi nhận được là chuyến bay sẽ bị trễ chừng 1 tiếng đồng hồ so với dự định. Không sao, tôi tự nhủ, bởi buổi chiều cũng không có công việc quan trọng.
Sau cuộc vật lộn với cơn đói, tôi đă chính thức bước vào hành tŕnh bay 1 tiếng 45 phút với Hăng hàng không giá rẻ VietJet Air mà chưa vơi nỗi lo âu v́ câu cảnh báo của gă bạn.
Màn ăn uống chưa dứt, như để tiết kiệm thời gian, một xe hàng đồ lưu niệm mang thương hiệu “Made in VietJet Air” được hai nhân viên nhanh chóng đẩy ra mời khách. Mặc dù, trên tờ catalogue giới thiệu hàng tá sản phẩm, như: Quần áo, mũ, túi sách, móc đeo ch́a khóa, búp bê... nhưng thực tế, khi thực khách cần, chỉ có 1/3 sản phẩm là có để đáp ứng. Một hành khách không khỏi bực ḿnh thốt lên: “Tưởng đi máy bay của hăng được tặng quà lưu niệm, đây là đem đồ gắn tên của hăng vào rồi đi bán th́ đúng là kiểu buôn bán tận thu như chợ vỉa hè!”.
Máy bay cất cánh ít lâu, hai cô tiếp viên đẩy một chiếc xe đồ uống đon đả mời hành khách... mua, tay thoăn thoắt thối lại tiền dư cho khách. Đến một chai nước uống, thực khách cũng phải móc hầu bao chi 10.000 đồng, một ly trà giá 15.000 đồng... Lúc này tôi mới sực nhớ, h́nh như chẳng ai nói ǵ cho chúng tôi biết chuyện buôn bán trên máy bay.
Liếc sang bên cạnh, ông bạn ngồi sát cửa sổ đang xem bảng giá các món ăn, thức uống bán trên để lựa chọn mà miệng không ngừng lầu bầu: “Đi máy bay không bằng xe khách, đến chai nước, cái khăn lạnh c̣n không có th́ quá thể”.
Theo bảng thực đơn quảng cáo đồ ăn nóng cho toàn bộ các chuyến bay của hăng này bao gồm: Cơm gà (giá 45.000 đồng); bún xào (giá 45.000 đồng); bánh ḿ sandwich (giá 45.000 đồng)... cùng nhiều món đặc sản mang đậm hương vị đồng quê như: Bánh cuốn, bánh chưng, xôi mặn... Không chần chừ, ông bạn gọi ngay món bánh cuốn thịt nướng. Đáng tiếc, món ăn được gọi đă bị từ chối ngay từ khâu ghi thực đơn.
Hành khách đặt mua vé tự động của VietJet
Không ḱm chế v́ cái bụng đang sục sôi, tôi yêu cầu tiếp viên cho biết c̣n món nóng nào giới thiệu trong thực đơn đang có, câu trả lời nhận được là: Mỳ tôm và chỉ duy nhất có ḿ tôm. Dằn ḷng, giở menu sang trang món nóng ăn liền, tôi như mở cờ trong bụng (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) v́ h́nh ảnh bát mỳ lẩu thái ăn liền được giới thiệu với đủ món: Tôm, thịt, rau... khá bắt mắt. Thế nhưng, sau khi gọi, hai tô mỳ trơ trọi mang ra, tôi và gă bạn té ngửa v́ mức độ quảng cáo kinh hồn của hăng hàng không này.
Tiền nào của nấy
Không phải đến bây giờ, câu chuyện về các chuyến bay giá rẻ mới thực sự gây nóng cho dư luận, mà trước đó, những câu chuyện dở khóc, dở cười về việc đặt vé của khách hàng cũng đă nói lên sự thật của việc “lên trời giá rẻ”. Như trường hợp của một hành khách ở TP.HCM sau đây là một ví dụ.
Sau rất nhiều lần kiên tŕ lên mạng, cuối cùng vị này cũng mua được 7 vé máy bay giá rẻ cho cả nhà của một hăng hàng không giá rẻ. Để cẩn thận, khách hàng này đă gọi điện thoại trước đến tổng đài kiểm tra lại vé đi cho mọi người, th́ được biết trong tổng số vé của ḿnh lại thiếu một chiếc, mặc dù đă có mă số xác nhận. Giờ đi đă cận kề, không c̣n cách ǵ khác, vị này đành cắn răng chi thêm hơn 1 triệu đồng để mua thêm vé.
Cảnh bán hàng trên máy bay của hăng VietJet
Mới đây, khách hàng phản ứng về chương tŕnh tuần giá rẻ của VietJet Air sẽ áp dụng giá vé rẻ trên tuyến Hà Nội - TP.HCM hoặc ngược lại cho tất cả các chuyến bay của hăng khởi hành từ ngày 25/12/2011 đến 30/4/2012. Khách hàng có thể mua vé và thanh toán bằng thẻ tín dụng, bằng tiền mặt tại các pḥng vé, đại lư, điểm thu hộ của VietJet Air. Theo nhiều khách hàng, họ rất bức xúc khi không mua được vé như hăng thông báo.
Quay lại với chuyến bay VJ8663 của tôi, gần 15h30’, máy bay đă hạ xuống đường băng Tân Sơn Nhất (TP.HCM), nhiều hành khách tỏ vẻ sốt ruột nhấp nhổm liền bị nhân viên nhắc nhở bằng lời lẽ khá dữ dằn. Sau chuyến bay, tôi mới biết thế nào là trải nghiệm “lên trời giá rẻ”, không như lời phát biểu hùng hồn của bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT VietJet Air hôm khai trương: “VietJet Air sẽ là hăng hàng không thế hệ mới mang đến cho khách hàng những trải nghiệm bay chất lượng, an toàn với chi phí thấp ở Việt Nam và khu vực”.
Phải chuyên nghiệp mới mua được vé khuyến mại!?
Bà Nguyễn Thu Thúy, phụ trách truyền thông của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet Air cho biết: “Những nội dung mà báo Người đưa tin phản ánh sẽ được VietJet Air làm rơ và thông tin lại cho báo trong thời gian sớm nhất”. Tuy nhiên, bà Thúy cũng cho hay, việc bán sản phẩm trên máy bay là chuyện vẫn thường xảy ra ở các hăng hàng không khác chứ không riêng ǵ hăng hàng không giá rẻ. Đối với việc đặt vé với các chương tŕnh khuyến mại, theo bà Thúy: “Đúng là không phải ai cũng mua được vé, mà phải là chuyên nghiệp mới làm được”. |
Theo Trần Quyết
Người đưa tin