Mỹ đang dùng sức mạnh của đồng bạc xanh để gây sức ép buộc các nước ngừng giao dịch với Iran. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể làm được điều này?
Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào các giao dịch dầu mỏ của Iran. Các lệnh trừng phạt mới có hiệu lực từ ngày 28/4 là những nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm cắt đứt giao dịch dầu mỏ trị giá 95 tỷ USD/năm và xa hơn nữa là khiến Iran không c̣n tiền đổ vào chương tŕnh hạt nhân.
Động thái này thể hiện sức mạnh của đồng USD và cách mà người Mỹ sử dụng thế mạnh này. Tuy nhiên, cách mà Trung Quốc phản ứng lại với Mỹ lại cho thấy những hạn chế nhất định của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Để có thể kiểm soát được lượng tiền thu được từ dầu mỏ của Iran, Mỹ cần phải trừng phạt tất cả các quốc gia có giao dịch với nước này bằng cách không cho tham gia vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Mỹ chỉ chiếm 12% tổng lượng giao dịch toàn cầu. Đồng thời, điều này cũng làm tổn hại đến chính các nhà xuất khẩu Mỹ. Như vậy, sử dụng đồng USD là một giải pháp hiệu quả và đáng giá hơn nhiều : hơn 35% giao dịch quốc tế sử dụng đồng USD là đồng tiền giao dịch và rất nhiều trong số đó không có sự tham gia của các doanh nghiệp Mỹ.
Trong khi đó, đồng USD lại là một điểm yếu của Iran. Hầu hết lượng dầu – khoảng 2,5 triệu thùng/ngày – đều được bán cho nước ngoài để thu về USD. Cấm vận khiến các ngân hàng tư nhân của Iran không thể mua bán dầu, do đó tất cả các thương vụ đều do Ngân hàng trung ương Iran (CBI) quản lư. CBI dùng số USD thu được để duy tŕ tỷ giá hối đoái cố định.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận mới được thông qua hồi tháng 12 năm ngoài nhằm vào các quốc gia không thực hiện cắt giảm lượng dầu giao dịch với CBI bằng cách không cho họ tiếp cận hệ thống ngân hàng Mỹ. Đồng thời, thông qua hệ thống SWIFT, Mỹ đă “đá” 40 ngân hàng Iran ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế toàn cầu. Từ ngày 28/6 tới, những ngân hàng không thuộc Iran nhưng có giao dịch với CBI cũng có thể sẽ phải chịu chung số phận. Ngay sau khi luật này được thông qua, Nhật Bản và 10 nước châu Âu khác đă giảm thương mại với Iran.
Dẫu vậy, không phải tất cả các nước đều bị Mỹ chi phối. Trung Quốc hiện đang là khách hàng lớn nhất của Iran, chiếm tới 20% lượng dầu mà Iran bán ra. Thay v́ giảm nhập khẩu, Trung Quốc đă viện tới các mánh khóe. Do luật Mỹ chỉ giới hạn giao dịch với CBI, một số giao dịch được thực hiện thông qua các trung tâm giao dịch khác ở vùng Vịnh. Thêm vào đó, Iran và Trung Quốc cũng quay trở lại với phương thức hàng đổi hàng : Iran đem dầu mỏ đổi lấy vàng của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thiết lập các tài khoản hoán đổi cho phép Iran có thể bán dầu và mua hàng hóa của Trung Quốc.
Mỹ khó có thể ngăn chặn hệ thống trao đổi này. Các dữ liệu về giao dịch dầu mỏ được kiểm soát chặt chẽ thông qua các đèn báo tín hiệu mà tàu lớn phải sử dụng để tránh va chạm trên biển. Tuy nhiên, các tàu của Iran đă bỏ qua các luật lệ an toàn và tắt các đèn này đi để có thể trao đổi hàng hóa dễ dàng hơn.
Hơn nữa, kể cả khi bắt được các giao dịch bất hợp pháp này, chắc chắn người Mỹ cũng phải lờ chúng đi. Nếu để xảy ra xung đột với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải trả giá đắt. Trung Quốc đang nắm tới hơn 13% số trái phiếu kho bạc trị giá 12 ngh́n tỷ USD của Mỹ. Loại Trung Quốc ra khỏi hệ thống tài chính có nghĩa là Mỹ đang tự bịt kín lối vào dành cho khách hàng mua nợ lớn nhất của ḿnh.
Minh Anh
Theo TTVN/Economist