(ĐVO) Tờ Wall Street Journal cho rằng Bắc Kinh đang dùng “cái loa” CNOOC để phát đi thông điệp và thử xem Trung Quốc có thể đi xa tới đâu trong tranh chấp ở Biển Đông.
Tranh căi gia tăng Trung Quốc và Việt Nam về năng lượng ở Biển Đông trong ngày 27/6, khi PetroVietnam kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khai thác dầu khí ở những khu vực nằm trên thềm lục địa Việt Nam.
Theo Wall Street Journal số ra ngày 28/6, vụ việc đă bùng phát hồi đầu tuần này, khi Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp - CNOOC) thông báo mời thầu thăm ḍ-khai thác 9 lô dầu khí nằm bên trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư được phân cho Việt Nam theo Luật Biển của Liên Hợp Quốc .
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa của Việt Nam.
Chín lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu nằm hoàn toàn trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa Việt Nam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) Đỗ Văn Hậu khẳng định việc CNOOC thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa của Việt Nam là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với UNCLOS năm1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Petrovietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Mang tính chính trị hơn lợi nhuận
Theo giới ngoại giao và phân tích, động thái nói trên của CNOOC có thể là do Bắc Kinh muốn thử xem Trung Quốc có thể thúc đẩy tuyên bố chủ quyền xa đến mức nào, chứ hoàn toàn không phải những cân nhắc về thương mại. Hầu như không có công ty nước ngoài nào muốn khoan thăm ḍ ở những cùng biển tranh chấp như thế này, đặc biệt sau khi Việt Nam cực lực phản đối.
Cuộc tập trận "Dragon 2010" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ảnh: Pakistan Defense
Ông Yu Laban, phụ trách bộ phận nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd, một hăng chuyên về chứng khoán và ngân hàng đầu tư, nói: "Không một công ty nước ngoài nào sẽ vào nơi đó (9 lô mà CNOOC gọi thầu trên thêm lục địa Việt Nam). Đây chỉ là việc chính quyền trung ương (Trung Quốc) sử dụng CNOOC để ra tuyên bố”.
Một quan chức của một nước thứ ba cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cho biết thông báo đấu thầu của CNOOC nói trên nhằm củng cố yêu sách lănh thổ của Trung Quốc đối với các khu vực mà các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines đang xúc tiến những kế hoạch thăm ḍ-khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Ông Simon Powell, phụ trách bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Á của hăng môi giới CLSA có trụ sở tại Hong Kong, cho rằng CNOOC phục vụ cho việc mở rộng phạm vi tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Powell nói thêm rằng nguồn tài nguyên năng lượng ở 9 lô nói trên có nhiều khả năng là khí đốt chứ không phải dầu thô và do đó kém hấp dẫn hơn đối với các đối tác nước ngoài. Ông giải thích: "Với giá khí đốt tự nhiên thấp ở Trung Quốc, khoảng cách quá xa giữa 9 lô này với Trung Quốc đại lục..., việc mời thầu trên (của CNOOC) mang tính chính trị hơn là lợi nhuận”.
Báo chí Trung Quốc xạo tin về Biển Đông
Trong khi đó, theo BBC, “Nhân dân nhật báo” - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - phao tin có hăng dầu nước ngoài quan tâm tới 9 lô ở ngoài khơi sát bờ biển Việt Nam.
“Nhân dân nhật báo” ngày 28/6 dẫn lời tờ Philippines Daily Enquirer ngày 24/6 để chứng minh cho việc có công ty nước ngoài quan tâm tới 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu.
Tuy nhiên, bản tin của Philippines Daily Enquire nói về chuyện Công ty dầu Philex của Philippines muốn hợp tác với Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc để khai thác khí đốt ở băi mà họ gọi là Recto (mà Việt Nam gọi là băi Cỏ Rong). Băi Cỏ Rong nằm gần Philippines và cách rất xa 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu hôm 23/6.
“Nhân dân nhật báo” cũng nói Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan "có hứng thú" và "sẽ thảo luận tính khả thi về khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải (Biển Đông)". Tuy nhiên, chẳng có ǵ để kiểm chứng thông tin này.
Minh Bích (theo WSJ, BBC)