Mở đường cho hôn nhân đồng tính - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-05-2012   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Mở đường cho hôn nhân đồng tính

Nhiều vụ kết hôn đồng giới gây xôn xao dư luận, bên cạnh đó là t́nh trạng kết hôn sớm diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Trước thực tế đó, Bộ Tư pháp đang xúc tiến việc sửa Luật Hôn nhân và Gia đ́nh

Bộ Tư pháp cho biết Luật Hôn nhân và Gia đ́nh ban hành năm 2000 đă bộc lộ nhiều bất cập, không sát với thực tế cuộc sống. Việc sửa luật lần này sẽ tập trung làm rơ nội dung nổi bật và gây nhiều tranh luận nhất, đó là việc có nên tiếp tục cấm kết hôn đồng giới hay không.



Một đám cưới của 2 người đồng tính nam ở thị xă Hà Tiên - Kiên Giang mới đây được gia đ́nh 2 bên chấp thuận. Ảnh: THỐT NỐT

Hợp pháp hóa để tránh phân biệt

Trong một hội thảo gần đây về vấn đề hôn nhân đồng giới, nhiều ư kiến thiên về quan điểm cấm kết hôn giữa người cùng giới tính như quy định tại khoản 5, điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đ́nh năm 2000. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng xét về quyền tự do cá nhân th́ kết hôn giữa những người cùng giới tính cần được công nhận. Vấn đề là cần có quy định phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người Việt. Một thành viên ban soạn thảo nhấn mạnh: Mặc dù luật hiện hành đang cấm nhưng các đám cưới của người cùng giới vẫn diễn ra, thậm chí tổ chức linh đ́nh với đầy đủ nghi thức dưới sự chứng kiến của đông đảo anh em, bạn bè, gia đ́nh hai bên. Điều đó đ̣i hỏi pháp luật phải có những quy định cụ thể hơn, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do cá nhân.

Theo TS Lê Quang B́nh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xă hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), người đồng tính xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi tầng lớp, làm việc b́nh thường trong mọi ngành nghề và chiếm tỉ lệ ổn định từ 3%-5% dân số. Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định đồng tính không phải là bệnh mà là một xu hướng tính dục tự nhiên như xu hướng dị tính và song tính. Thế nhưng, theo TS B́nh, trong một thời gian dài, người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển đổi giới tính đă bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Các nghiên cứu mới đây của ISEE c̣n chỉ ra rằng do bị kỳ thị, phân biệt nên người đồng tính phải chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần, thể chất, thường xuyên bị gia đ́nh hắt hủi, bạo hành, mất bạn bè, mất việc làm. V́ e ngại sự kỳ thị của xă hội, nhiều người đă phải sống trong “vỏ bọc”, kết hôn với người khác giới và sinh con trong những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc của nhiều người khác. “Đây chính là những lư do dẫn tới sự cần thiết phải thừa nhận và bảo vệ các mối quan hệ đồng giới trong Luật Hôn nhân và Gia đ́nh sửa đổi tới đây” - TS B́nh nhận định.

Cho phép tốt hơn cấm đoán

Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nếu tiếp tục cấm kết hôn đồng tính sẽ không phù hợp với xu thế quốc tế. “Việc này cũng không thể khuyến khích nhưng trong Luật Hôn nhân và Gia đ́nh sửa đổi có thể nới quy định để phù hợp hơn” - ông Quốc Anh nói.

Tham gia thảo luận trong buổi họp mới đây của Ban Soạn thảo sửa Luật Hôn nhân và Gia đ́nh, bà Ngô Thị Hường (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết có 19 quốc gia, vùng lănh thổ trên thế giới đă công nhận kết hôn đồng giới. Một số quốc gia dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng có quy định cho phép họ cùng chung sống. Điều này đ̣i hỏi Việt Nam cũng cần có quy định cho phép người đồng tính được cùng chung sống và đưa ra những quy định để giải quyết tài sản khi họ không c̣n chung sống. Bà Hường c̣n lưu ư Luật Con nuôi quy định hai người cùng giới tính không được nhận con nuôi. Do đó, cần có những quy định “mềm” để những người đồng tính không cảm thấy quyền lợi của họ bị xâm phạm.

TS Tạ Thị Minh Lư, nguyên vụ trưởng Vụ Trợ giúp pháp lư (Bộ Tư pháp), cho rằng pháp luật phải dự liệu được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Pháp luật làm ra để bảo vệ người dân. Thực tế đă chứng minh nhu cầu chung sống, lập gia đ́nh của người đồng giới. Nếu tiếp tục cấm, có nghĩa là nhu cầu chính đáng của một bộ phận người dân không được pháp luật bảo vệ. “Cứ cái ǵ cấm mà thực tế vẫn đang tồn tại và ngày càng diễn ra nhiều hơn, có nghĩa là pháp luật bất lực. Tôi nghĩ rằng phải cho phép người ta kết hôn th́ mới có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn để xem việc chung sống ấy có bảo đảm về mặt sức khỏe, hạnh phúc gia đ́nh cho họ hay không…” - TS Lư bày tỏ.

“ISEE mong muốn Luật Hôn nhân và Gia đ́nh sửa đổi thừa nhận quyền b́nh đẳng của người đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính, hợp pháp hóa quan hệ đồng giới và bảo đảm quyền b́nh đẳng của quan hệ đồng giới như quyền có tài sản chung, quyền có con, quyền xin con nuôi, quyền thừa kế và các quyền khác mà pháp luật đang bảo đảm cho quan hệ khác giới”- TS Lê Quang B́nh đề xuất.

71,1% người đồng tính muốn được thừa nhận

Ngay sau khi biết tin Bộ Tư pháp đang tiến hành lấy ư kiến của các cơ quan liên quan về các nội dung cần sửa đổi trong Luật Hôn nhân và Gia đ́nh năm 2000, ISEE đă tiến hành một cuộc khảo sát nhanh trên các diễn đàn của người đồng tính nam và nữ từ ngày 6 đến 12-6. Kết quả cho thấy: 4,2% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống không cần đăng kư, 24,7% mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng kư; đặc biệt có đến 71,1% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính.

Theo NLD
woaini1982_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06683 seconds with 12 queries