Bá quyền Biển Đông: Chiến lược hay liều lĩnh? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-06-2012   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Bá quyền Biển Đông: Chiến lược hay liều lĩnh?

Các hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc gần đây khiến t́nh h́nh biển Đông vừa dịu xuống lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. Và lần này, Trung Quốc vẫn dùng những chiêu thức cũ để xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách ngang ngược.

Từ việc Trung Quốc cắt cáp dầu khí và bắt giữ ngư dân Việt Nam trong năm 2011, huy động một lực lượng lớn tàu cá và tàu ngư chính "chiếm" băi cạn Scarborough suốt tháng 4?2012, phản đối luật Biển của Việt Nam, thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa và mở thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong những ngày cuối tháng 6/2012, thoạt nh́n th́ tưởng những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc rất đa dạng, nhưng trên thực tế các hành động này chỉ là các nước cờ cũ dùng đi dùng lại.

Tất cả các nước cờ trên dù lặp đi lặp lại nhưng đều phục vụ cho hai mục đích chính. Thứ nhất là "biến không thành có" để hiện thực hóa các yêu sách chủ quyền vô lư của Trung Quốc trên biển Đông.

Học giả Taylor Fravel thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) trong một bài viết gần đây đă nhận đ́nh rằng "Khác với các lô dầu khí mà CNOOC đă mời thầu năm 2010 và 2011, các lô mới này không nằm hoàn toàn trong các vùng biển đang tranh chấp tại biển Đông" và "các công ty nước ngoài có thể sẽ không hợp tác với CNOOC đầu tư vào các lô đang tranh chấp".

Rơ ràng, đây là một nước cờ mà Trung Quốc liên tục đẩy mạnh thực hiện từ khi công bố "đường lưỡi ḅ" năm 2009 đến nay. Mục đích là để thâu tóm tất cả các khu vực trong "đường lưỡi ḅ" vốn không hề tranh chấp trở thành vùng tranh chấp. Sau đó sẽ đ̣i hỏi trên bàn đàm phán.

Từ xưa nay, hầu hết các cuộc đàm phán chủ quyền đều giống như các cuộc "trả giá" mà không bên nào có thể lấy hết các lợi ích và cũng không bên nào chịu tất cả thiệt hại, chỉ là "c̣ cưa thêm một bớt hai". Nhưng cũng không thể "ăn không nói có", thích chỉ đâu th́ chỉ. Cho nên, Trung Quốc mới phải đưa ra các tuyên bố phi lư và ngang ngược nhằm vơ vào càng nhiều vùng tranh chấp càng tốt để ít ra mười vùng tranh chấp cũng được hai, ba vùng. C̣n với những vùng không giành được th́ cũng có thể yêu cầu "gác tranh chấp, cùng khai thác" như chủ trương nhất quán của Trung Quốc gần 30 năm nay.

Thứ hai, đây là phép thử mà Trung Quốc nhắm tới các nước khác v́ hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của cộng đồng quốc tế. Nếu các nước có tranh chấp phản ứng th́ Trung Quốc đơn giản là bỏ ngoài tai. Các nước trong khu vực đồng loạt phản ứng th́ Trung Quốc sẽ tổ chức hội đàm song phương và đa phương để xoa dịu. C̣n nếu cộng đồng quốc tế và các nước lớn cùng phản đối th́ Trung Quốc sẽ tạm dừng lại, "chờ thời" rồi tiếp tục âm thầm thực hiện.

Nhưng phép thử này không hoàn toàn chỉ là "chờ đợi" phản ứng của cộng đồng quốc tế mà nếu các nước trong khu vực manh động, để xảy ra xung đột do bị khiêu khích th́ Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội để lấy cớ gây tranh chấp và xâm chiếm, lúc đó các nước khác muốn giành lại cũng khó v́ "sự đă rồi", đúng như nguyện vọng của Trung Quốc.

Tựu chung các phép thử này tiệm cận một biến số: nếu chỉ mỗi Việt Nam hay Philippines phản đối, Trung Quốc sẽ bỏ ngoài tai. Nếu các nước ASEAN đứng về phía Việt Nam và Philippines th́ Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp xoa dịu bằng các cuộc hội đàm đa phương, hay song phương với từng quốc gia và thể hiện thái độ hợp tác. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là phản ứng của Mỹ và đồng minh.

Nếu Mỹ thể hiện thái độ sẵn sàng can thiệp và đứng về phía ASEAN cũng như Việt Nam hay Philippines để yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế th́ hầu như Trung Quốc sẽ phải dừng lại. Nếu không vấp phải bất ḱ sự phản kháng trong khu vực hay phản đối từ các nước lớn và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục sử dụng chiến thuật này với các nước khác ở khu vực tranh chấp.
Giải quyết khó khăn quốc nội bằng chiêu bài thống nhất dân tộc, phản ứng lại với việc Mỹ tái cân bằng lực lượng, Việt Nam thông qua Luật Biển hay Philipinnes dựa vào thế lực bên ngoài để "thách thức" Bắc Kinh, các quan điểm về động thái mới của Trung Quốc tại biển Đông đang phân ra thành nhiều nhánh. Điều này cũng tương tự như nhiều luồng ư kiến trái chiều trong ḷng nội bộ nước này khi có nhóm đ̣i "không thể măi dấu ḿnh chờ thời tự làm tê liệt ḿnh" hay "phải dạy cho Việt Nam và Philipines một bài học để phá vỡ thế bế tắc ở Nam Hải".

Ngược lại có quan điểm của các học giả Trung Quốc đ̣i hỏi cần đặt lại vấn đề pháp lư "đường lưỡi ḅ" xem nó là thế mạnh hay chỉ làm Trung Quốc suy yếu hơn, cũng như cách hành xử của nước này tại biển Đông, có thể giúp giành thêm lợi ích hay chỉ càng khiến cho cộng đồng quốc tế phản đối và cô lập Trung Quốc?

Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ lợi ích quốc gia là chính đáng, nhưng giành lấy chủ quyền hay cướp đi lợi ích của nước khác bằng phương pháp "bá quyền" th́ không có lư do nào chấp nhận được.

Lịch sử Trung Quốc từng thấm nhuần bài học giữa "vương" và "bá". Tấm gương của Mỹ tại Iraq trong tư thế ồ ạt về "cơ bắp" vẫn không thể quy thuận ḷng người về một mối. Cơ chế sức mạnh luôn tồn tại hai mặt âm và dương, thiện và ác, tích cực, nhưng cũng lắm hiệu ứng xấu không thể kiểm soát.

Có được đồng thuận từ cộng đồng - cả bên trong, lẫn bên ngoài- sẽ làm cầu nối cho sức mạnh thăng hoa. Ngược lại, đề cao sức mạnh cơ bắp bằng các chiêu bài nghịch với "ḷng người" chỉ dẫn đến phản ứng ngược, chuốc lấy thất bại không tránh khỏi. Nhất là khi quá tŕnh phát triển, hiện đại hóa của Trung Quốc đang ở khúc quanh.

Một biện pháp dung ḥa để cân bằng nhiều lợi ích đang di chuyển song song một lúc đang cần được Bắc Kinh tính toán lại trước khi các nhóm diều hâu-hiếu chiến đẩy bàn cờ đi xa tầm kiểm soát.

Vũ Thành Công-Nguyễn Thế Phương
Tamnhinnet
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cii.jpg.jpg
Views:	6
Size:	51.4 KB
ID:	392894
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:47.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07848 seconds with 12 queries