Iran vừa giới thiệu loại tên lửa chống tăng mới được cho là sao chép từ tên lửa 9M133 Kornet-E của Nga làm phương Tây "đứng ngồi không yên"
Trong chuyến thăm tới nhà máy trang bị dây chuyền sản xuất tên lửa dẫn đường mới, Bộ trưởng Quốc pḥng Iran Ahmed Vahidi đă giới thiệu một loại tên lửa chống tăng mới được gọi là Dehlaviyeh.
Truyền thông Iran tự hào gọi đây là một sản phẩm quốc pḥng công nghệ cao được nước sản xuất dựa trên việc sao chép loại tên lửa chống tăng 9M133 Kornet của Viện thiết kế KBM (Nga) phát triển.
Theo lời của Bộ trưởng Quốc pḥng Vahidi, đây là một tên lửa chống tăng tiên nhất của nước này. Dehlaviyeh có thể phá hủy những mục tiêu cố định cũng như mọi loại xe tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA).
Ngoài ra, bản sao Kornet-E của Iran cũng không kém phần hiệu quả để chống lại các mục tiêu như các ṭa nhà, các mục tiêu bay thấp và cả các tàu chiến loại nhỏ.
Tướng Vahidi xem lửa Dehlaviyeh mà nước này tự sản xuất.
"Tên lửa của chúng tôi sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến và v́ thế có thể hoàn toàn "miễn dịch" với các biện pháp đối phó điện tử hiện nay của đối phương", Tướng Vahidi cho biết thêm.
Tháng 8/2011, Bộ Quốc pḥng Iran bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa chống tăng cỡ 73 mm có khả năng đâm xuyên và tiêu diệt các phương tiện bọc thép từ khoảng cách xa 1.300m.
"Vũ khí này có thể di động và do có trọng lượng thấp nên nó chỉ cần mang vác bởi một quân nhân", ông Vahidi nói với các phóng viên.
Nguồn gốc của Dehlaviyeh?
Iran không mua tên lửa 9M133 trực tiếp từ Nga. Do đó, nghiều chuyên gia nghi vấn, các nhà kỹ thuật quân sự nước này có được nguyên mẫu tên lửa từ Hezbollah, lực lượng du kích được Syria hậu thuẫn.
Trong năm 2010, các báo cáo t́nh báo chỉ ra rằng một số lượng không rơ tên lửa Kornet-E xuất hiện ở dải Gaza. Chẳng bao lâu sau đó, tên lửa Kornet-E được sử dụng ít nhất hai lần trong các tấn công vào xe tăng Merkava và xe bus dân sự của Israel.
Thế nhưng lúc đó, Israel tuyên bố, Iran là nguồn cung cấp tên lửa như vậy cho các tay súng ở dải Gaza. V́ vậy, nguồn gốc của Dehlaviyeh c̣n gây tranh căi.
Ông Vahidi kư vào xác nhận tên của tên lửa mới.
Iran từng sao chép thành công tên lửa chống tăng TOW-2 của Mỹ và cả tên lửa 9M113 Konkurs của Nga. Theo truyền thông phương Tây, cả hai loại tên lửa này đều được bán cho Hezbollah ở Lebanon và được sử dụng để chống lại Israel trong năm 2006.
Bản sao tên lửa Kornet-E sử dụng công nghệ dẫn đường laser bán chủ động điều khiển theo đường ngắm (Semi-Active Command-Line Of Sight - SACLOS).
Tehran đă phát động một chương tŕnh phát triển vũ khí trong suốt những năm chiến tranh với Iraq 1980 - 1988 để bù đắp thiếu hụt vũ khí do lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ.
Từ năm 1992 Iran đă tự sản xuất được xe tăng, sau đó là xe bọc thép, tên lửa, tàu chiến, tàu ngầm... và cả máy bay chiến đấu.
Các quan chức Iran luôn nhấn mạnh các chương tŕnh quân sự và vũ khí là nhằm mục đích pḥng thủ và không đáng bị coi là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào khác.
Quân đội Iran gần đây đă bắn thử nghiệm thành công nhiều loại tên lửa và ngư lôi mới được phát triển cũng như thử nghiệm với số lượng lớn các loại vũ khí tự sản xuất, các công cụ và thiết bị, gồm tàu ngầm, tàu chiến, pháo, trực thăng, máy bay, UAV và các hệ thống điện tử và pḥng không thông qua một loạt các cuộc tập trận.
Các chuyên gia quân sự nói rằng các cuộc tập trận gần đây của quốc gia Hồi giáo cho thấy họ đă đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất những hệ thống vũ khí tiên tiến và chúng minh được là một nhân tố ngăn chặn, một sức mạnh quân sự đáng gờm của Mỹ và phương Tây.
Đạn tên lửa Dehlaviyeh.
Rơ ràng bề ngoài của tên lửa Dehlaviyeh được sao 100% tên lửa 9M133 của Nga, chỉ khác phần bệ phóng sử dụng một tên lửa đơn so với 4 tên lửa trên hệ thống Kornet-E.
Phạm Thái (theo Defense - Update, Fars News)