Hai người phụ nữ chung chồng - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-26-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Hai người phụ nữ chung chồng

Cuộc sống quá khó khăn đă khiến một người phụ nữ đi “vái tứ phương”, t́m vợ hai cho chồng với hy vọng sinh được những đứa con khỏe mạnh, giúp gia đ́nh khỏi tuyệt tự. Thế rồi, một “hiệp nữ” đă chấp nhận làm vợ lẽ người cựu chiến binh lắm bệnh này.

Chuyện tưởng như cổ tích nhưng lại có thật ở xă Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Nội).

Bà Trương Thị Bích sinh ra trong gia đ́nh nghèo có tới 9 người con, người nào cũng nheo nhóc. Lớn lên, bà được gả cho ông Nguyễn Văn Thư, sinh năm 1944 (xă Liệp Tuyết), hơn bà hai tuổi. Sau đám cưới vài ngày, ông Thư vào chiến trường, là lính lái xe chiến đấu ở Quảng B́nh, Quảng Trị… thi thoảng nghỉ phép mới về thăm vợ.


Mọi việc nặng nhọc trong gia đ́nh đều dồn lên vai bà hai tên Duệ. Ảnh: CAND.

Năm 1970 bà Bích sinh con đầu ḷng, cô con gái Nguyễn Thị Bài từ lúc lọt ḷng đă ốm ngặt nghẹo, nuôi măi cũng chẳng lớn, 5 tuổi vẫn chưa biết đi, tay chân teo tóp. Con thứ hai Nguyễn Thị Tiếp sinh năm 1974 cũng vậy, lúc mới sinh ra đă nhỏ như nắm cơm, được một năm th́ qua đời.

Cuộc sống vất vả lại bị áp lực nên bà Bích ngày càng tiều tụy. Một số người nói bà bị ma ám nên mới sinh ra những đứa con dị dạng như vậy. Hai năm sau, được chồng động viên, bà Bích sinh tiếp con thứ ba là Nguyễn Văn Thu (1977), rồi cô con gái (sinh năm 1981) Nguyễn Thị Tịnh cũng chịu số phận hẩm hiu như các anh chị. Tất cả đều không có trí khôn, sống đời thực vật, như quả bầu, quả bí đặt góc nhà, ngay cả việc tiểu tiện cũng phải nhờ mẹ.

Chấm vạt áo lên khóe mắt, bà Bích tâm sự: “Ông nhà tôi đă mắc nhiều bệnh, lại là thương binh, mảnh đạn từ ngày đi kháng chiến vẫn găm vào người nên từ ngày về chẳng đỡ đần tôi được việc ǵ. Bản thân tôi cũng nhiều bệnh, lại phải gánh thêm ba đứa con tật nguyền với một người mẹ già, tôi cứ cúi gằm mặt xuống mà làm để nuôi cả nhà. Ngày đó chưa ai biết đến thứ chất độc da cam, nên gia đ́nh chồng hắt hủi, hàng xóm nói ra nói vào… Lúc cơ cực, tôi chỉ biết ôm con mà khóc”.



Hai người mẹ với những đứa con đầu tật nguyền của bà Bích. Ảnh: CAND.

Một ngày, bà Bích nén ḷng thốt lên với chồng: “Em nghĩ kỹ rồi, em không biết đẻ, anh cứ bỏ em đi mà lấy một người đàn bà khác, em chẳng dám oán anh một lời!”. Nghe thế, ông Thư chết lặng và cảm thấy lỗi là ở ḿnh. Bản thân cứ đi biền biệt, chẳng đỡ đần vợ được ngày nào, chỉ tăng thêm gánh nặng cho vợ, nên ông một mực từ chối.

Chồng càng từ chối th́ bà Bích càng tỏ ra quyết tâm. Bà nghĩ đến một kết cục buồn, rằng khi ông bà mất đi, ai sẽ chăm sóc các con? Bởi thế bà đành nuốt nước mắt lấy vợ hai cho chồng, để có người gánh vác việc gia đ́nh.

Ông Thư chần chừ, bảo vợ: “Hay là ḿnh đẻ thêm đứa nữa xem thế nào đă rồi hăy quyết định?”. Ư kiến của ông Thư bị gạt đi. Bà Bích phao tin khắp xă “tuyển” những bà, những chị góa chồng tốt tính, có sức khỏe để lănh trọng trách, bản thân bà sẽ mang các con về nhà mẹ đẻ. Nhưng khi nghe đến một gia đ́nh như thế người ta đều sợ hăi “chạy mất dép”.

Năm 1986, trưởng ḍng họ nói với bà Bích về một người phụ nữ ở xă Tuyết Nghĩa, không có chồng, tuổi cũng đă lớn, gia đ́nh nghèo khó nhưng có sức khỏe, chịu thương chịu khó. Bà Bích liền hối hả đạp xe đến gặp người phụ nữ kia và thổ lộ tâm t́nh. Dường như tất cả những lời của bà Bích, bà Duệ đều nghe và thông cảm, không như những người phụ nữ trước đây, vừa nghe xong đă nổi xung.

Sau cả ngày tâm sự, bà Duệ quệt nước mắt nói: “Đời chị đă khổ như thế, em đâu đă sướng ǵ, vậy th́ em sẽ về giúp chị trông nom các cháu”. Lúc đó, gia đ́nh ông Thư phản đối kịch liệt, c̣n gia đ́nh bà Duệ để mặc bà tự quyết.

Bà Bích lúc đó khẳng định: “Tôi sẽ làm cho gia đ́nh đoàn kết, không để ai phải chịu thiệt!”.

Ngày cưới, ông Thư ốm nặng. Đám cưới không tiếng pháo, ít tiếng cười, chỉ toàn nước mắt. H́nh ảnh bà cả đạp xe đón bà hai về nhà chồng là độc nhất vô nhị ở làng này. Nhà chật, mấy mẹ con bà Bích ngủ một giường, nhường một giường cho ông Thư và bà hai.

Sau này để cho tiện, ông Thư dựng một căn nhà tạm ở góc vườn dành cho bà hai. Suốt bao nhiêu năm, họ ăn cùng mâm, phục vụ chồng và chăm sóc đại gia đ́nh.

Bà Duệ sức vóc, khỏe mạnh, chăm chỉ, lúc nào cũng hết ḷng v́ mấy đứa con tật nguyền của bà cả. Sau này, ông trời thương, cho ba đứa con của bà Duệ với ông Thư đều khỏe mạnh.

Kinh tế khó khăn, tiền trợ cấp của ông Thư chỉ được mấy chục ngàn, không đủ tiền thuốc, bà Duệ muốn các con sau này phải thoát nghèo nên cho con học bằng mọi giá. Bà phải làm gấp ba, gấp năm lần người thường để có tiền chu cấp cho con. Cả ba con của bà đều được học trung cấp y, hai con đă tốt nghiệp, xây dựng gia đ́nh nhưng chưa xin được việc, cô con gái út tên Nguyễn Thị Hoa mới bước vào năm thứ nhất. Cuộc sống càng khó khăn.

Nói về t́nh cảm và sự tận tâm của bà Duệ với ḷng biết ơn, bà Bích bảo: “Nếu không có bà Duệ th́ chắc ǵ tôi đă sống được đến ngày hôm nay. Mọi việc nặng nhọc đều do bà ấy gánh vác, kể cả các con của bà Duệ sau này đều rất thương yêu các anh chị tật nguyền, ai đến cũng tưởng tôi đẻ ra tất cả".

Bà cũng cho biết hằng ngày, đôi khi hai bà cũng tức nhau, bực dọc, nhưng xong rồi th́ thôi, không ai để bụng, không căi nhau to tiếng bao giờ.

Năm 2005 ông Thư bệnh nặng rồi qua đời để lại cho bà Duệ một đống nợ, cô con gái út của bà Bích mấy năm sau cũng mất. Với bảy sào ruộng, cộng thêm khi rảnh rỗi th́ gấp vàng mă hoặc ṃ cua, bắt ốc, bà Duệ khéo vun vén để nuôi bảy miệng ăn. Mấy năm nay, lưng bà Bích đă c̣ng lắm nhưng vào mùa cấy, vụ gặt v́ thương em nên vẫn giúp một tay. Thế là nhiều khi để cho nhanh, bà Bích ngồi xe cải tiến, bà Duệ kéo ra đồng.

Hiện tại, tiền thuốc thang cho các con, cho bà Bích vẫn mất nhiều nên họ phải đi vay, tất cả lại trông chờ vào hạt thóc, đồng ruộng.

Niềm mong mỏi lớn nhất của hai bà giờ là những đứa con đă học xong trung cấp xin được việc làm để chăm lo tổ ấm riêng, đồng thời giúp đỡ mẹ.

“Có lẽ ông trời thương tôi nên ban cho ba đứa con ngoan. Nếu có công việc khá, chúng nó sẽ giúp đỡ hai người đàn bà yếu đuối chúng tôi, bởi cũng sẽ có ngày tôi không thể làm ruộng được nữa”, bà Duệ bùi ngùi cho biết.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Trưởng thôn Thông Đạt, nhận xét: "Bà Bích, bà Duệ là người phụ nữ tuyệt vời, có ḷng hy sinh cao cả. Họ đều gặp bất hạnh, nhưng biết nương tựa vào nhau để sống. Vấn đề khó khăn nhất của gia đ́nh họ là kinh tế, sau nữa là sức khỏe. Các ban ngành, đoàn thể trong xă có quan tâm, nhưng chỉ được một phần rất nhỏ bởi thôn, xă cũng đều nghèo!

Theo Công An Nhân Dân
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguoiduatin.jpg
Views:	10
Size:	12.1 KB
ID:	396878
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06677 seconds with 12 queries