Mang đến một diện mạo mới mẻ cùng lối chơi đầy cảm xúc, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đă tan mộng giành HCV môn bóng đá nam. Nhưng hai người khổng lồ châu Á có thể ngẩng cao đầu sau ṿng bán kết, với những dấu ấn tuyệt vời ở Olympic London.
Châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng luôn có một cái nh́n dè b́u khi nói về nền bóng đá châu Á. Họ coi đó là vùng trũng nhất của bóng đá thế giới, đánh giá thấp cái nh́n hạn hẹp của người Á châu cùng sự thua thiệt về thể h́nh và chưa bao giờ nh́n nhận tư chất thông minh của bóng đá châu Á.
Nhưng World Cup 2010 đă cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của bóng đá châu Á (hay đúng hơn là chỉ Nhật Bản, Hàn Quốc). Hàn Quốc dừng bước ở ṿng 1/8 thiếu may mắn sau 120 phút kịch chiến với Uruguay, c̣n Nhật Bản đă áp đảo toàn diện Paraguay để rồi gục ngă trên chấm 11m định mệnh.
Nhật Bản đă chơi đầy quả cảm trong trận bán kết với Mexico
Không chỉ xây dựng nền tảng đội bóng có chiều sâu, cả hai quốc gia này đều có chiến lược hợp lư trong đào tạo trẻ. Olympic Nhật Bản và Olympic Hàn Quốc đă chứng minh tŕnh độ của họ không thua kém là bao so với các nền bóng đá phát triển ở thế giới, dù họ luôn bị chê là “lùn” cả về tŕnh độ lẫn thể h́nh.
Nhật Bản đă khiến cả thế giới phải sốc khi đánh bại Tây Ban Nha trong trận khai mạc, loại ứng cử viên sáng giá nhất khỏi cuộc cạnh tranh tấm HCV và vững vàng ở ngôi đầu bảng. Chiến thắng 3-0 trước Ai Cập là thành quả xứng đáng của một lối chơi tập thể, khoa học và giàu tính kỹ thuật kết hợp với hiệu quả.
Hàn Quốc không hoành tráng bằng người láng giềng Đông Á, nhưng họ cũng bất bại ở ṿng bảng. Đối đầu với chủ nhà Vương quốc Anh, đội bóng xứ kim chi đă thể hiện được lối chơi tấn công quyến rũ, sắc nét kết hợp nền tảng thể lực tuyệt vời suốt 120 phút. Nếu vận may không mỉm cười, có lẽ người Anh đă nhận một trận thua đậm trên sân nhà.
Bản lĩnh thép được tôi luyện đă giúp người Hàn vượt qua được sức ép trên chấm luân lưu tại Wembley, nơi mà hàng ngàn CĐV chủ nhà gào thét, gây sức ép lên họ. Vương quốc Anh gục ngă không chỉ họ thua kém về tŕnh độ, ḷng quyết tâm mà c̣n cả bản lĩnh ở thời khắc sống c̣n.
Nhưng cuối cùng, yếu tố bất ngờ mang tên châu Á đă không c̣n hiện hữu ở ṿng bán kết, cuộc chơi đ̣i hỏi sự toan tính và bản lĩnh hơn rất nhiều. Nhật Bản đă chơi ṣng phẳng cùng Mexico, họ dẫn bàn nhờ siêu phẩm của Otsu, nhưng sự lỳ lợm, nền tảng thể lực dồi dào đă giúp Mexico chiến thắng 3-1.
Hàn Quốc cũng đă nhập cuộc không quá tồi khi đối diện Brazil, họ chơi đôi công cùng đối thủ, dù rằng tư tưởng đó đă khiến họ thất bại. Brazil quá mạnh với những Neymar, Ganso, Oscar, Hulk… nên Hàn Quốc không thể ghi lấy nổi bàn thắng và chấp nhận thua trắng 0-3.
Hàn Quốc bất lực trước một Brazil quá đẳng cấp
Hai niềm hy vọng châu Á đă không thể ghi tên ḿnh trong trận chiến cuối cùng tranh tấm HCV môn bóng đá nam. Họ gục ngă trước Mexico lỳ lợm và Brazil đẳng cấp, đó là cái kết buồn với bóng đá châu Á ở sân chơi Olympic, nơi mà yếu tố bất ngờ thường hiện hữu.
Những giọt nước mắt đau buồn và uất hận hằn lên khuôn mặt của người Hàn, người Nhật, giọt nước mắt của sự bất lực trước đối thủ mạnh hơn. Nhưng dù thua, họ vẫn có thể ngẩng cao đầu chia tay Olympic London v́ những nét đẹp, sự phi thường trong thể thao mà họ mang đến tại giải lần này.
Cuộc chạm trán Nhật Bản-Hàn Quốc ở trận tranh hạng 3 hứa hẹn sẽ không mất đi sự hấp dẫn, bởi sự thù địch lẫn nhau trong quá khứ cùng khao khát tấm HCĐ Olympic bóng đá. Đó là sẽ là 90 phút (hay nhiều hơn nữa) so tài đầy xúc cảm giữa Otsu, Kyitotake, Yamaguchi với Ji Dong Won, Koo Ja Cheol, Tae Hee Nam, những người đưa bóng đá châu Á lên tầm cỡ thế giới mới sau những ngày thăng hoa trên đất London.
Ngày 11/8
Tranh HCĐ: 1h45: Nhật Bản - Hàn Quốc
Tranh HCV: 21h: Brazil – Mexico Mời bạn click vào đây để tải Ứng dụng Bóng đá với nhiều tính năng tương tác hấp dẫn cho điện thoại di động của ḿnh. Ứng dụng do Dân trí phối hợp với Mạng xă hội bóng đá Zozo cung cấp.
Kim Anh - DânTrí