Ông Sourabh Gupta đă viết một bài báo có tựa đề: “Tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông của Trung Quốc: khi chính trị và luật pháp xung đột“, đăng trên Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum), ngày 29 tháng 7 năm 2012. Trong bài viết này, ông khẳng định:
Hồi đầu tháng 8 Trung Quốc đă cho 23.000 tàu cá cùng nhiều tàu hải giám bảo vệ từ vùng Hải Nam tràn xuống Biển Đông càn quét
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các yếu tố đất đai chủ yếu, nằm trong đường chín đoạn đứt khúc – quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – rơ ràng là thuận lợi hơn so với các đối thủ đ̣i chủ quyền của họ.
Một ḿnh trong các nước tranh chấp, Trung Quốc có khả năng nối kết chuyện ‘chiếm đóng liên tục và hiệu quả’ các ḥn đảo, đảo nhỏ và rặng san hô ngầm, với tuyên bố dựa theo luật pháp quốc tế hiện đại, mạnh mẽ, được hỗ trợ bằng các công cụ song phương và đa phương có liên quan.
Tôi đă đăng phần trả lời sau đây:
Tôi muốn hỏi ông Sourabh Gupta, nếu như tôi hiểu đúng lập luận của ông. Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất, đảo, đá… (features) ở Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) bởi v́: (a) các triều đại Hán/ Mông Cổ/ Măn Châu đă làm ra các bản đồ, kết hợp chúng với khu vực mà họ kiểm soát, nhưng bằng cách và phần lớn các vùng đất, đảo, đá đó đều không có người ở và không ai quản lư; (b) Trung Hoa Dân Quốc (ND: tức Đài Loan) kế tục truyền thống này và chiếm đóng một số đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa và đảo Thái B́nh, và có lẽ các vùng lân cận trong quần đảo Trường Sa (c) Pháp chiếm đóng và nắm quyền sở hữu nhiều vùng đất, đảo, đá ở biển Đông mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền; (d) tất cả các nước đều bị mất quyền kiểm soát khi Nhật Bản tràn qua khu vực này trong chiến tranh thế giới thứ hai và (e) Nhật Bản từ bỏ chủ quyền lănh thổ ở Biển Đông theo Hiệp ước Ḥa b́nh San Francisco năm 1951.
Câu hỏi: Các vùng đất, đảo, đá… trước đây do người Pháp nắm giữ đă được trả lại quyền tài phán cho Pháp vào thời điểm đó phải không? Nếu Nhật từ bỏ các tuyên bố chủ quyền lănh thổ năm 1951, vậy th́ họ làm quái quỷ ǵ khi một năm sau đó [họ lại] từ bỏ “tất cả các quyền, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu và việc đ̣i chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với Trung Hoa Dân Quốc” trong một hiệp ước với Đài Loan? Chẳng phải các chính phủ Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Quốc Gia Việt Nam) có được lănh thổ do Pháp nắm giữ khi Pháp rời khỏi khu vực năm 1954-1955? V́ sao Việt Nam hay Phillippines t́m kiếm sự nhượng lại hay điều khoản trao trả từ Nhật?
Tôi nghĩ rằng tuyên bố hơi quá lời một chút khi lập luận rằng Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các đảo, đảo nhỏ và các vùng đất, đá ở Biển Đông. Có thể tuyên bố của Trung Quốc thuận lợi hơn đối với một số ḥn đảo và đất đai, nhưng lập luận rằng họ có thể chứng minh sự chiếm hữu và quản lư liên tục đối với từng nơi và mỗi nơi hiện đang nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao, th́ vẫn chưa chứng minh được. Làm ǵ có thể có chuyện rất nhiều vùng đă bị chiếm hữu trong thập niên 1990 là không có người ở?
Cuối cùng th́, nếu điểm khởi đầu là thời kỳ tiền thuộc địa, liệu chúng ta có thể lập luận rằng Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền thuận lợi hơn đối với các đảo, đảo nhỏ và đá, [những nơi] cũng đă được các ngư dân Mă Lai và Việt Nam lui tới hay không? Bởi v́ trong thời tiền thuộc địa không có vương quốc Philippines, vậy chúng ta có nên kết luận rằng các tài liệu đă được viết dưới thời các triều đại [phong kiến] Trung Quốc th́ vượt trội hơn về các quyền tự nhiên lịch sử đối với các khu vực đánh cá truyền thống?
Tôi nghĩ chứng cớ rơ ràng là tuyên bố của Trung Quốc về việc chiếm đóng và cai quản liên tục là không xác thực đối với hầu hết các vùng đất, đảo, đá hiện do Việt Nam, Philippines và Malaysia chiếm giữ. Có thể lập luận thêm rằng trong một số trường hợp c̣n lại, Trung Quốc đă từ bỏ các vùng đất, đảo, đá này. Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đă chiếm phía Tây quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực hồi năm 1974. Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa không hề có mặt trên thực tế ở quần đảo Trường Sa cho đến năm 1988 khi họ tấn công và chiếm Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Giai đoạn kế tiếp của sự bành trướng của Trung Quốc là đầu thập niên 1990 khi Trung Quốc và Việt Nam tranh nhau để chiếm càng nhiều càng tốt các vùng đất, đảo, đá nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao.
Luật pháp quốc tế, trong trường hợp này là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đă góp phần làm cho một giải pháp về tranh đấu trong các chấp lănh thổ khó khăn hơn. Chủ quyền lănh thổ trao quyền chủ quyền về tài nguyên trong vùng biển xung quanh và đáy biển. Đó là lư do v́ sao Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh căi trên Biển Đông.
Carlyle A. Thayer, “Biển Đông: Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền?” Thayer Consultancy Background Brief, ngày 6 tháng 8 năm 2012.
———–
Tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông của Trung Quốc: khi chính trị và luật pháp xung đột
Một chủ đề đă và đang được các nước bàn luận về những căng thẳng tại các diễn đàn khu vực Đông Nam Á khác nhau trong bốn mùa hè vừa qua th́ trong t́nh trạng không rơ ràng và bấp bênh, được tạo ra bởi các tuyên bố về quyền tài phán của Trung Quốc trên biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam).
Về mặt pháp lư, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên các đảo tranh chấp và vùng biển lân cận và các quyền chủ quyền trên vùng biển liên quan, cũng như dưới đáy biển và trong ḷng đất ở đó – một yêu sách dựa theo các quy định về Luật Biển. Tuy nhiên, về mặt thi hành, các cơ quan thực thi luật biển của Trung Quốc đă đơn phương, và đôi khi một cách áp đặt, thi hành lệnh của họ trên vành đai chính trị mở rộng hơn, gắn với ‘đường chín đoạn đứt khúc’.
Rơ ràng, các tuyên bố về pháp lư và chính trị này chồng lên nhau nhưng không trùng khớp nhau. Tuy nhiên, nghĩ măi về điều được cho là logic cốt lơi đằng sau đường chín đoạn đứt khúc là việc đánh lạc hướng sự chú ư đến điều phải là tiền đề trọng tâm của vấn đề này: Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các yếu tố đất đai chính, nằm trong đường chín đoạn đứt khúc – quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – rơ ràng là thuận lợi hơn so với các đối thủ đ̣i chủ quyền của họ.
Một ḿnh trong các nước tranh chấp, Trung Quốc có khả năng nối kết chuyện ‘chiếm đóng liên tục và hiệu quả’ các ḥn đảo, đảo nhỏ và rặng san hô ngầm, với tuyên bố dựa trên luật pháp quốc tế hiện đại, mạnh mẽ, được hỗ trợ bằng các công cụ song phương và đa phương có liên quan.
Năm 1952, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, từ bỏ giấy tờ xác nhận quyền sở hữu và từ bỏ tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đối với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), theo Điều 2 của Hiệp ước Đài Bắc, một hiệp ước song phương giữa Nhật Bản – Đài Loan. Hiệp ước này theo sau – và đă nhắc đến – là sự từ bỏ [chủ quyền] lănh thổ của Nhật Bản đối với các ḥn đảo theo Hiệp ước Ḥa b́nh San Francisco năm 1951, Hiệp ước đă không xác định nước thụ hưởng vào thời điểm đó – một hiệp ước đă được Philippines và Chính phủ (miền Nam) Việt Nam phê chuẩn. Và mặc dù cả hai nước không bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hiệp ước song phương Nhật – Đài, nhưng không nước nào đưa ra sự nhượng lại hay điều khoản thu hồi quần đảo Trường Sa/ Hoàng Sa trong các hiệp ước song phương của họ với Nhật Bản. Thay vào đó, các tuyên bố phụ của họ dựa trên bản đồ lịch sử trong trường hợp Việt Nam, hay với Philippines là ‘khám phá lịch sử’ (khó tin) từ thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ II!
Tóm lại, cuối cùng th́ giấy tờ xác nhận chủ quyền không thể nói là nên trao cho bất kỳ nước nào, với điều kiện là tuyên bố lănh thổ không được giải quyết bằng một công cụ ràng buộc giữa các nước tuyên bố chủ quyền. Tốt nhất, tuyên bố chủ quyền lănh thổ của nước này có lư hơn hoặc ít thuyết phục hơn nước kia, đang được bàn đến. Nhưng với tuyên bố dựa trên luật pháp của Trung Quốc đă đưa ra th́ vượt trội so với các tuyên bố chủ quyền của các đối thủ của họ, v́ sao họ vẫn khăng khăng với đường chín đoạn đứt khúc đáng hổ thẹn [1]?
Khi chính phủ Đài Loan kế nhiệm, lư do quen thuộc là Bắc Kinh đang tiến hành đ̣i những phần mà họ thừa hưởng từ chế độ Tưởng Giới Thạch, như là chuẩn mực để đàm phán và thỏa hiệp trong một vụ tranh chấp lănh thổ mở rộng. Phương pháp của Bắc Kinh trong đàm phán tranh chấp biên giới Hy Mă Lạp Sơn với Ấn Độ th́ không khác nhau về mặt này. Nhưng lư do kỹ thuật th́ phức tạp hơn. Trung Quốc có đệ tŕnh tuyên bố chủ quyền tuân theo Luật Biển đối với các ranh giới bên ngoài thềm lục địa trên Biển Đông hay không, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) kiểm tra tính hợp lệ của nó, gần như chắc chắn sẽ làm mất hiệu lực các phần trong nội dung đệ tŕnh.
Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa sẽ có mặt đúng lúc để không thừa nhận tuyên bố của Nhật về hai vùng [đảo đá] nằm trên mặt nước khi thủy triều dâng cao – kích thước tổng cộng bằng năm chiếc chiếu tatami – trên các đảo san hô Okinotori ở Thái B́nh Dương là “các ḥn đảo” có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (trớ trêu thay, nó lớn hơn toàn bộ đất đai của nước Nhật Bản). Cũng với lập luận tương tự, nhiều vùng [đảo đá] nằm trên mặt biển khi thủy triều dâng cao do Bắc Kinh kiểm soát trên Biển Đông, sẽ t́m thấy chỉ là ‘những ḥn đá’. Mặc dù những phát hiện của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa th́ không được thi hành, nhưng nó sẽ làm suy yếu trường hợp của Trung Quốc đối với một số khu vực đang tranh chấp giàu tài nguyên trên biển – do đó sự họ ưu tiên đường chín đoạn đứt khúc.
Động lực quan trọng nhất trong việc khăng khăng [đ̣i chủ quyền ở] đường chín đoạn đứt khúc là vấn đề đă bị chính trị hóa, mô h́nh quản lư tranh chấp lănh thổ dựa trên sự ngăn chặn mà Bắc Kinh ưa chuộng
Các vấn đề về quyền tài phán lănh thổ chưa bao giờ chỉ được xem là chi tiết trong bản đồ: chúng được gắn với sự toan tính chính trị lớn hơn về sự ổn định và láng giềng tốt. Trong khuôn khổ hàng hải, việc khai thác chung ở những khu vực có tài nguyên là phương thức đă được thiết lập để thi hành nguyên tắc này. Ở đây, tính toán sai lầm của Manila trong việc băi bỏ thỏa thuận nghiên cứu địa chấn chung với Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2008 (gom các sai lầm, đơn phương cấp giấy phép thăm ḍ trong vùng tranh chấp của khu vực nghiên cứu) là nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái nhanh chóng trong quan hệ song phương với Trung Quốc.
Hơn nữa, việc giải quyết [tranh chấp] lănh thổ chưa bao giờ được kết luận là do cưỡng ép, và những người cầm quyền Trung Quốc điều chỉnh phương pháp tiếp cận giữa một chính sách cứng rắn với một chính sách linh hoạt, thích hợp với t́nh huống chiến lược sắp tới. Đường chín đoạn đứt khúc thuận tiện trong việc phục vụ như là một chiến thuật cứng rắn mà những người quan liêu chạy đua trên biển của Bắc Kinh không dè dặt đưa ra để báo hiệu sự không hài ḷng đối với các nước tuyên bố chủ quyền khác.
Vậy th́ các t́nh huống có thể thúc đẩy Trung Quốc đặt đường chín đoạn đứt khúc qua một bên và tốt nhất tuân theo thông lệ quốc tế trong việc ban hành quy định về tuyên bố các quyền tài phán hàng hải sắp tới là ǵ? Trước đó, Bắc Kinh đă sẵn sàng nới lỏng nguyên tắc ‘mở rộng tự nhiên’ về mặt h́nh thức với Nam Hàn và Nhật Bản để theo đuổi nghề cá và (trên nguyên tắc) cùng hợp tác khai thác, và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 với Việt Nam cũng là để thi hành theo các thông lệ quốc tế cao nhất.
Với sự phát triển nhanh của luật hàng hải quốc tế [2], bộ luật nhấn mạnh khoảng cách giữa trật tự dựa trên toan tính chính trị và trật tự dựa theo luật lệ trên biển, quyền lợi của chính Trung Quốc là đệ tŕnh tuyên bố tuân theo Luật Biển về các giới hạn bên ngoài thềm lục địa trên Biển Đông. Lợi ích mà Bắc Kinh thu được về thiện chí sẽ nhiều hơn lợi ích về lănh thổ và các nguồn tài nguyên, đă bị từ bỏ. Nó cũng có thể cho phép Trung Quốc có thêm thời gian để sau đó bắt đầu một cuộc đối thoại trên toàn khu vực về việc đưa ra các hạn chế khó chịu, các hoạt động đe dọa trong vùng đặc quyền kinh tế của các lực lượng hải quân nước ngoài, dưới vỏ bọc tự do đi lại.
Sourabh Gupta là nhà nghiên cứu cao cấp tại Samuels International Associates [3], Washington DC, và là thành viên xuất sắc của Diễn đàn Đông Á năm 2012.
Nguồn: East Asia Forum/ Basam