Ngủ, ăn uống, sinh hoạt... cơ quan bỗng trở thành nơi trú ngụ của nhiều người khi kinh tế khó khăn, họ không đủ chi phí để trả tiền thuê nhà trọ ngày càng đắt đỏ.
Khi điện, nước, tiền pḥng... rủ nhau tăng
Vừa bước tới cổng, Nam Hoàng - nhân viên công ty xây dựng có trụ sở tại phố Nguyễn Chí Thanh - bị bà chủ gọi giật lại để đ̣i tiền nhà. Tổng số tiền mà Hoàng phải trả, bao gồm cả tiền điện, nước, vệ sinh là 1,8 triệu đồng. Nóng hơn, bà chủ nhà thông báo tháng tới tiền nhà sẽ tăng thêm 200.000 đồng, lên 1,5 triệu đồng và điện tăng lên 3.500 đồng/số; nước là 13.000 đồng/khối. Nhẩm tính sơ sơ, tháng sau Hoàng sẽ phải đóng chừng 2,2 triệu đồng.
Tiếc tiền, Hoàng xách đồ đạc tới cơ quan ở. "Ở cơ quan tạm được tháng nào hay tháng đó. Tính ra cũng tiết kiệm được gần 2 triệu đồng/tháng", Hoàng nói.
Ở cơ quan, ngoài Hoàng ra có tới 2 người nữa cũng đang sống tạm. Bùi Ngọc Quân thiếu tiền nhà 5 tháng nên tới cơ quan tránh bà chủ nhà và cũng tiết kiệm tiền để trả nợ. Người kia th́ bạn cùng pḥng chuyển, một ḿnh không cáng nổi tiền pḥng nên cũng đến tạm lánh đến cơ quan chờ t́m được người mới rồi chuyển.
Kinh tế khó khăn, công việc ít, lương lậu chậm nên nhiều người phải t́m cách thích ứng. Làm việc tại một công ty sơn nghệ thuật có trụ sở ở Khương Trung, Nguyễn Văn Tuyến (quê Nga Sơn, Thanh Hóa) và một đồng nghiệp khác đă ở hẳn công ty từ ba tháng nay.
Tuyến cho biết: "Ra ngoài này làm việc, lương công nhân sơn như ḿnh chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Thời gian này việc ít, lương bị giảm c̣n 3 triệu đồng. Trong khi đó, nếu đi thuê nhà, ở đông đúc cũng mất ít nhất là 500.000 đồng/tháng. Sếp ở đây thương công nhân nên cho bọn ḿnh ở lại luôn công ty. Ăn, ở, sinh hoạt ở đây cũng tiết kiệm được mấy trăm ngh́n đồng mỗi tháng, chưa kể tiền xăng xe đi lại hàng ngày".
Bất tiện trăm bề
Làm phục vụ bàn ở quán café, Nguyễn Duy (quê Ninh B́nh) cũng xin chủ cửa hàng cho ở lại đây v́ tiền thuê nhà đắt. Ở được 2 tháng, Duy t́m một pḥng trọ ở xa thuê để ở. Duy tâm sự, ở tại quán tính ra cũng tiết kiệm được khoảng 2 triệu đồng gửi về cho mẹ ở quê, song lại rất bất tiện. Lư do: không có chỗ riêng tư để nghỉ ngơi. Muốn ngủ, nghỉ phải chờ khách về hết. Ngày nào cũng tầm 12h đêm mới được lên giường. Có những hôm bạn bè muốn đến tụ tập, ăn uống đều không được v́ đây là nơi bán hàng.
C̣n Hoàng th́ lại gặp chuyện khá tế nhị khi một anh đưa bạn gái về công ty nấu cơm ăn uống. "Hôm đó làm việc xong, đi tập thể dục một lúc về tới cơ quan thấy hai anh chị đang nấu cơm với nhau. Vẫn mặc quần đùi, đi giày và cầm tạm ví, ḿnh đi ra ngoài ăn rồi lang thang cả tối. 11h đêm mới được về đi ngủ. Một ngày mệt mỏi. Một tuần phải đến 2 ngày như vậy".
Hai đồng nghiệp của Hoàng dù ở tạm công ty cũng nhiều lúc thấy khó xử. Bùi Ngọc Quân đă ở được 2 tháng cho hay, nhiều hôm những đồng nghiệp khác có việc bận, làm muộn cũng phải ngồi lại theo. Nếu có pḥng riêng, về tới pḥng có thể lăn ra ngủ ngay được. Buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều tối cũng vậy, không thể ăn mặc thoải mái tại cơ quan vào những giờ giao ca được. Có những buổi đi nhậu về khuya, sáng hôm sau đă phải dậy sớm, mở cửa cơ quan để cho những đồng nghiệp đi làm đến sớm, phải ăn mặc chỉn chu, cả ngày hôm đó là mệt phờ.
Trong khi đó, tại công ty sơn của Tuyến, dù sếp cho phép ở lại cơ quan nhưng vẫn ra điều kiện như không đưa bạn bè về cơ quan.
"Ḿnh có bạn gái, muốn gặp nhau th́ phải qua chỗ cô ấy hoặc ra đường, công viên. Không có không gian riêng nên thấy cũng bất tiện, nhưng đang khó khăn nên phải cố gắng", Tuyến cười nói.
Để trở về căn pḥng trọ của ḿnh, Quân đang gắng tiết kiệm tiền để trả bà chủ nhà. "Không về nhà th́ bà ấy gọi điện đ̣i tiền. Không nghe máy th́ bà ấy thông báo cho bạn gái. Ḿnh cũng ngại nên đang cố gắng xoay tiền. Chắc khoảng nửa tháng nữa sẽ trả được tiền và trở về ở đó. Nhưng ḿnh sẽ rủ một đồng nghiệp về ở cùng để giảm chi phí thuê nhà mỗi tháng", Quân nói về dự định của ḿnh.
Châu Giang
VNN