Quân đội Mỹ chuẩn bị đưa vào triển khai loại khí cầu bay pḥng thủ tên lửa JLENS để hỗ trợ cho các hệ thống pḥng thủ tên lửa và laser của ḿnh.
Quân đội Mỹ đang tiến gần hơn một bước đến khả năng phát hiện, theo dơi và tấn công các mối đe dọa như các tên lửa hành tŕnh trong phạm vi bán kính lên tới hàng trăm dặm.
Hồi tháng 6/2012, họ đă hoàn thành lớp đào tạo vận hành khí cầu bay phát hiện tên lửa hành tŕnh JLENS đầu tiên do công ty Raytheon phát triển.
JLENS - viết tắt của từ
Joint Land Attack Cruise Missile Defense Elevated Netted Sensor, tạm dịch là "Hệ thống mặt đất tiêu diệt tên lửa hành tŕnh với các cảm biến (radar) được đưa lên cao".
“Hiện tại lớp huấn luyện mô phỏng đă hoàn thành, những binh lính này đă được chuẩn bị đầy đủ để bắt đầu công tŕnh, đào tạo phần mềm của khí cầu JLENS”, ông Dean Barten, quản lư sản xuất JLENS của quân đội Mỹ cho biết.
JLENS sử dụng hệ thống radar tích hợp mạnh mẽ để phát hiện, theo dơi và nhắm vào nhiều mục tiêu khác nhau.
Khí cầu giám sát này có khả năng tốt hơn cho phép điều khiển để chống lại các mối đe dọa, gồm tên lửa hành tŕnh, máy bay có người lái và không người lái, rocket cỡ lớn, các phương tiện di chuyển trên mặt đất như xe tăng, bệ phóng tên lửa cơ động, các hệ thống và phương tiện di chuyển khác trên bộ và trên mặt nước.
Ngoài ra, nó cũng có thể thực hiện thiết lập hệ thống truyền thông thông tin từ thông qua các cảm biến đến quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh.
“JLENS theo dơi hàng loạt các mục tiêu trong một khu vực cực xa, cung cấp cho chỉ huy trước thời gian vài phút để nhận dạng và phản ứng trước các mối đe dọa đang lại gần thay cho các hệ thống thứ yếu hiện tại” - Phó chủ tịch công ty Raytheon David Gulla nói - “JLENS có thể nhanh chóng thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của nó trong việc bảo vệ các tài sản an ninh quốc gia quan trọng của chúng tôi”.
Khí cầu bay JLENS.
Khí cầu JLENS có chiều dài 74m, hệ thống khi được triển khai gồm 2 dây kéo dài để nối khí cầu với trạm cơ động dưới mặt đất.
Hai dây này sẽ thực hiện nhiệm vụ dẫn hướng khí cầu và truyền dẫn dữ liệu. Sau đó, dữ liệu tiếp tục được truyền về trung tâm xử lư đặt tại một vị trí cố định thông qua đường truyền hữu tuyến.
Khí cầu JLENS thường được đưa lên độ cao 3.000m và hoạt động ở trên không trong thời gian tới 30 ngày. Nó mang theo một radar giám sát 360 độ và một radar điều khiển bắn.
Từ độ cao 3.000m trên không, các mối đe dọa như tên lửa liên lục địa, tên lửa hành tŕnh… sẽ nhanh chóng bị phát hiện nhiều phút trước khi chúng chạm mục tiêu, thời gian này đủ để cho các hệ thống pḥng thủ tên lửa tham gia đánh chặn.
JLENS được đánh giá là có chi phi rẻ hơn nhiều so với các hệ thống pḥng khác. Việc tích hợp radar vào một khí cầu và đưa lên cao sẽ tăng cường đáng kể khả năng giám sát các mối đe dọa từ mọi hướng.
JLENS được đánh giá là hướng phát triển mới cho công nghệ do thám tương lai, thay thế các trạm radar hiện nay trên mặt đất.
Phạm Thái (theo Air Recognition)