Có 89 vụ phá rừng, trong đó 74 vụ không phát hiện đương sự, 174 cây gỗ cổ thụ quư hiếm bị đốn hạ… là con số thống kê trong một tháng qua tại VQG Yok Đôn - một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất nước ta.
Ông Đỗ Trọng Kim - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời báo chí chiều 23/8.
Theo báo cáo của VQG Yok Đôn, trong tháng 8/2012, chủ yếu các vụ xâm nhập vào rừng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép xuất hiện nhiều tại địa bàn các trạm 2, 3, 6, 8 và 11. Cụ thể, khai thác rừng trái phép có 9 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 26 vụ; cất giữ lâm sản trái quy định 30 vụ; săn bắt động vật rừng trái phép 2 vụ; vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng 22 vụ. Cơ quan chức năng đă tạm giữ hàng chục tang vật, phương tiện gồm cưa máy, cưa tay, xe máy và có cả súng (3 khẩu)… Đặc biệt, trong 174 cây gỗ quư bị đốn hạ, có 129 cây gỗ căm xe; 21 cây gỗ hương; gáo 8 cây; cẩm lai và chiêu liêu mỗi loại 5 cây; cà te 2 cây...
Gỗ căm xe bị đốn hạ ngổn ngang cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tại tiểu khu 477, 484 của VQG Yok Đôn (Đắk Lắk).
Chính ông Đỗ Trọng Kim - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 23/8, dẫn đầu đoàn kiểm tra đến VQG Yok Đôn thực chứng những nội dung các cơ quan truyền thông, báo chí đăng tải về nạn phá rừng tại đây cũng phải thốt lên rằng: “T́nh trạng phá rừng tại VQG Yok Đôn đă đến mức đáng báo động, chúng tôi sẽ chỉ đạo xử lư quyết liệt những đối tượng tham gia phá rừng cũng như trách nhiệm của lănh đạo vườn”.
Bởi trước đó, qua kiểm tra thực tế tại tiểu khu 477 và 484 theo dọc chiều dài khoảng 2km ở những vị trí lâm tặc khai thác gỗ trái phép thuộc VQG Yok Đôn, đoàn công tác của Cục Kiểm lâm đă thống kê được 29 cây gỗ căm xe cổ thụ bị đốn hạ, có khối lượng gỗ gần 20m****3, trong đó lâm tặc đă lấy đi hơn 6m3.
Trong buổi làm việc với báo chí, ông Kim cho biết thêm, qua báo cáo của VQG Yok Đôn đă xác định được một số đối tượng là kiểm lâm, con em cán bộ địa phương tham gia phá rừng, hoặc cấu kết với lâm tặc cùng phá rừng. Trong đó, có đối tượng là con trai của một lănh đạo VQG Yok Đôn.
Từ thực trạng trên, ông Kim cũng cho biết vụ phá rừng tại tiểu khu 477, 484 thuộc VQG Yok Đôn đă đủ khối lượng để khởi tố vụ án và cơ quan công an huyện Buôn Đôn hiện đang thụ lư điều tra vụ án.
Gỗ quư bị lâm tặc đốn hạ tại VQG Yok Đôn
Đáng nói, số vụ vi phạm lâm luật tại VQG Yok Đôn phát hiện nhiều (89 vụ) nhưng số gỗ thu giữ chỉ là 80,068m3 gỗ các loại, công tác xử lư vi phạm cũng khá thưa thớt, chỉ có 9/89 vụ được xử lư…
Qua đó, vị lănh đạo Cục kiểm lâm cũng thẳng thắn nh́n nhận công tác phối hợp quản lư bảo vệ rừng giữa Vườn với chính quyền địa phương c̣n buông lỏng, thậm chí có sự đùn đẩy. Một số cán bộ địa phương có tâm lư lo sợ bị bị lâm tặc trả thù nên việc xử lư các vụ vi phạm lâm luật chưa quyết liệt, dứt khoát.
Được biết, VQG Yok Đôn có diện tích hơn 115.000 héc ta, đây cũng là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất nước ta. Song, t́nh trạng vi phạm lâm luật trong những năm qua tại VQG Yok Đôn vô cùng “bóng bỏng”. Người ta hoài nghi rằng, với t́nh h́nh trên nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, VQG Yok Đôn trong tương lai sẽ trở thành khu rừng cấm “rỗng ruột”.
Viết Hảo, dantri