10h sáng, pḥng đẻ nhà hộ sinh Đống Đa không một bóng người. Hai nhân viên mặc áo blouse c̣n vừa ngồi tṛ chuyện, vừa nhặt rau trước cửa.
Đang có một nghịch lư là trong khi các bệnh viện như Phụ sản Hà Nội, Phụ Sản TƯ lúc nào cũng quá tải th́ các nhà hộ sinh lại luôn vắng tanh vắng ngắt. Hà Nội hiện có 4 nhà hộ sinh (gồm nhà hộ sinh A Ngô Quyền; nhà hộ sinh B Ḷ Đúc; nhà hộ sinh Đống Đa, nhà hộ sinh Ba Đ́nh) được đầu tư khá khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, cả 4 nhà hộ sinh này đang chung số phận èo uột, dư thừa cơ sở vật chất, nhưng lại thiếu vắng sản phụ.
Hai ngày tiếp một sản phụ
Đă hơn 10h sáng nhưng nhà hộ sinh Đống Đa vẫn khá vắng vẻ. Tại tầng 1, nơi có pḥng khám thai, pḥng siêu âm, pḥng khám phụ khoa lác đác có vài sản phụ đến khám thai định kỳ và hai phụ nữ tuổi trung niên đến khám phụ khoa. Lên tầng 2 (bao gồm các pḥng chờ đẻ, pḥng đẻ, pḥng thủ thuật, pḥng hồi tỉnh) th́ tuyệt nhiên không một bóng người. Hai nhân viên mặc áo blouse c̣n vừa ngồi tṛ chuyện, vừa nhặt rau trước cửa.
Trong số 4 nhà hộ sinh ở Hà Nội th́ nhà hộ sinh B Ḷ Đúc (hay c̣n gọi là Cây đa Nhà Ḅ) vẫn tấp nập hơn cả. Hiện nhà hộ sinh này có 34 nhân viên y tế, trong đó có 5 bác sĩ có khả năng đỡ đẻ thường rất tốt. Trong 7 tháng đầu năm 2012, nhà hộ sinh B mới chỉ đỡ đẻ cho 98 ca. Như vậy, trung b́nh 2 ngày mới có một sản phụ đến sinh. Trong khi đó, nhà hộ sinh này đủ sức phục vụ cho khoảng 50 người nằm. Cũng tương tự, trung b́nh mỗi tháng nhà hộ sinh A Ngô Quyền tiếp nhận khoảng 30 ca sinh, số khám và hút thai chưa bằng một nửa so với trước. Tại nhà hộ sinh Đống Đa, pḥng sau đẻ, hồi tỉnh không có sản phụ…
Nhà hộ sinh Đống Đa vắng sản phụ. Ảnh: Lan Hương.
Chị P. Nhung khám thai tại nhà Hộ sinh Đống Đa cho biết, chị chỉ đến đây để khám thai nhưng đến lúc “lâm bồn” th́ vẫn phải đến BV Phụ sản T.Ư mặc dù phải nhờ vả người quen mới có suất. “Ở đây sạch sẽ, nhân viên y tế lại nhiệt t́nh chu đáo chứ không chen chúc, phức tạp như trong bệnh viện nhưng vẫn phải vào bệnh viện sinh mới cảm thấy an tâm được”, chị Nhung cho biết thêm.
Cùng tâm trạng lo lắng với chị Nhung, chị L. T. Hường (phường Khương Đ́nh, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Chuyện sinh nở rất quan trọng và nhiều khi khó lường, nhất là khi có biến chứng ǵ th́ liệu nhà hộ sinh có xử lư kịp không?”.
Lăng phí
ThS Lê Thúy Hạnh – Giám đốc Trung tâm Y tế Q.Hai Bà Trưng - than phiền: “Khoảng 10 năm trở lại đây, sản phụ đến nhà hộ sinh B giảm đi rơ rệt. Đây cũng là t́nh trạng chung của các nhà hộ sinh khác trên địa bàn Hà Nội và đây là điều thực sự lăng phí, v́ cơ sở vật chất đang dư thừa mà thiếu vắng sản phụ”.
Một nhân viên y tế tại nhà hộ sinh Đống Đa cho biết, năm 2010, cơ sở này đă được TP.Hà Nội đầu tư xây mới khang trang với 3 tầng đẹp đẽ, trang bị thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc sinh đẻ. Dù vậy, nhưng các sản phụ vẫn không mấy mặn mà đến sinh tại đây do phân cấp về thủ thuật khiến chị em… ngại. Chẳng hạn: Nhà hộ sinh chỉ được đỡ đẻ thường, không được mổ đẻ; điều này vừa không đáp ứng được yêu cầu của số đông sản phụ, lại vô t́nh hạn chế chuyên môn của bác sĩ.
Trong kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển hệ thống y tế TP.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đối với mạng lưới bệnh viện công lập, Sở Y tế Hà Nội cho hay sẽ nâng cấp 15 bệnh viện; mở rộng và nâng cấp 5 bệnh viện với tổng kinh phí gần 7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều ư kiến cho rằng thay v́ xây mới, nên chăng ngành y tế thủ đô cần xem xét cải thiện cơ sở hộ sinh, tăng cường kỹ thuật, trang thiết bị, mạnh tay để họ làm các thủ thuật sinh nở… để người dân tin tưởng t́m đến, tránh t́nh trạng lăng phí như hiện nay.
Lan Hương