R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
|
Can phạm có thể đặt tiền để được tại ngoại
Với hành vi ít nghiêm trọng, mức tiền, giá trị tài sản đặt đảm bảo thay thế việc bắt tạm giam sẽ không dưới 10 triệu đồng và tăng thành 50, 150, 350 triệu nếu phạm tội với các cấp độ nghiêm trọng hơn.
Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo hướng dẫn áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm.
Theo đó, với tội phạm ít nghiêm trọng, mức tiền, giá trị tài sản đặt đảm bảo không dưới 10 triệu đồng; tội nghiêm trọng là 50 triệu. Mức tiền sẽ tăng lên 150, 350 triệu đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu nghi can có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc hộ nghèo, người chưa thành niên, phụ nữ nuôi con nhỏ... cơ quan chức năng có thể quyết định mức tiền, trị giá tài sản thấp quy định trên nhưng không dưới một nửa.
Dự kiến, tài sản được đặt để bảo đảm gồm tiền Việt Nam, vàng bạc, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ có khả năng chuyển đổi; các chứng chỉ có giá được phép giao dịch (công trái, trái phiếu, séc) và các tài sản khác xác định được giá trị để bảo đảm. Riêng cổ phiếu; vật mau hỏng, khó bảo quản, khó quản lý; tài sản đang có tranh chấp; tài sản là vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày, tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp... không được chấp nhận.
Theo dự thảo, sau khi nhận được đơn đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh tình trạng tài sản. Trong trường hợp tài sản định đặt không phải là tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền thì phải tổ chức định giá. Trong thời hạn 2 ngày sau khi xác minh tình trạng tài sản, cơ quan chức năng phải ra quyết định áp dụng. Trường hợptừ chối phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm, bị can, bị cáo phải hoàn tất thủ tục. Đối với tài sản bảo đảm không phải là tiền hoặc giấy tờ trị giá được bằng tiền thìchỉ được đặt sau khi cơ quan chức năng đã tiến hànhđịnh giá.
Việc đặt tiền, tài sản bảo đảm được thực hiện như sau: đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ có khả năng chuyển đổi, kim loại quý, đá quý và các chứng chỉ có giá giao trực tiếp. Nếu là tiền gửi tiết kiệm thì giao sổ tiền gửi; tiền đang trong tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác phải chuyển về tài khoản tạm giữ của cơ quan áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm tại kho bạc nhà nước hoặc cơ quan tài chính có thẩm quyền trong quân đội nhân dân.
Đối với nhà cửa, đất đai và các loại bất độngsản khác hoặc động sản thuộc loại cồng kềnhkhông thể di dờiđược thì bị can, bị cáo phải đặt giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp những tài sản này thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu thì kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, phải có bản sao giấy chứng nhận việc đăng ký.
Biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm sẽ bị hủy nếu việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án bị đình chỉ; bị can, bị cáo phạm tội khác hoặc đã bỏ trốn...
Theo Bộ Tư pháp, không phải ai có tiền cũng được áp dụng quy định này. Cơ quan tố tụng phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị can, bị cáo để quyết định. Thêm nữa, biện pháp đặt tiền, tài sản đảm bảo chỉ được vận dụng với người có nhân thân tốt; có khả năng về tài chính. Đối với người chưa thành niên mà không có hoặc không đủ tiền, tài sản bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp.
Những trường hợp phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về ma túy; phạm tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản... gây bất bình lớn trong nhân dân thì không được áp dụng.
Anh Thư - vnexpress
|