Shop quần áo trẻ em, cửa hàng bán đồ ăn sáng, góc cà phê nhỏ... vẫn được mở liên tục nhưng không phải trên đường phố, có "mặt tiền" như thường thấy. Lạ là, các cửa hàng đó nằm ở các chung cư cao tầng.
Pḥng ngủ thành shop quần áo
Đến khu đô thị mới Định Công, đứng ở tầng một ngước lên, nhiều người ngạc nhiên khi thấy ở tầng 3 có một shop quần áo. Song, với nhiều người dân gần đấy, đặc biệt là các bà mẹ đang có con nhỏ dưới 8 tuổi, th́ cửa hàng này lại là một điểm đến thú vị.
Cửa hàng của chị Ngọc nằm trong một căn hộ của khu đô thị, muốn vào xem, mua hàng phải đi qua 2 lớp cửa kéo, đóng kín. Khi khách tới, chủ nhà mới mở cửa. Người mua đi qua pḥng khách, nhà ăn rồi mới tới cửa hàng. Shop chỉ rộng chừng 15m2 nhưng các mặt hàng được bố trí khoa học quanh 4 góc tường. Ban công, thay v́ bỏ không, được thiết kế miếng kính bọc toàn bộ làm nơi chứa hàng và treo hàng quảng cáo để người đi đường dễ dàng nh́n thấy.
Chị Ngọc chia sẻ: "Khách của shop đa phần là chị em trong cùng ṭa nhà, sau một thời gian th́ từ các ṭa nhà khác sang, nhưng thường là gần. Các mẹ thường đến buổi tối v́ vừa đi tập thể dục, con cái đă đi học về và cũng là lúc chủ nhà đi làm, hết giờ hành chính trở về. Mỗi tháng, tiền hàng ra vào cũng lên tới cả chục triệu".
Không có chủ ư kinh doanh, nhưng con cái đi làm cả ngày, không có ai nói chuyện nên buồn, ông bà Nguyễn Thế Khang mở cửa hàng bán tạp phẩm nhỏ ngay tại gia đ́nh. Do ở chung cư nên pḥng khách ngay lập tức trở thành mặt bằng bán hàng. Cửa sắt bảo vệ chở thành nơi quảng cáo, ghi tên các mặt hàng, thậm chí là treo bim bim. Trong nhà, ḿ tôm, xà pḥng, giấy ăn... mỗi thứ chỉ bày một ít. Đặc biệt, điều quyến rũ tất cả trẻ con khu chung cư là cửa hàng của ông bà bày bán các loại kem.
|
Ban công được tận dụng làm nơi quảng cáo cho cửa hàng. |
Một phụ huynh trong khu chung cư nhận xét: "Mở cửa hàng lớn trên tầng có thể gây phức tạp, nhưng nếu nhỏ và lại của chính người trong khu nhà th́ có những thuận tiện nhất định. Nhiều gia đ́nh trong khu thiếu đồ lặt vặt không phải chạy đi xa, có thể vừa nấu cơm, trông con vừa chạy ra mua hàng".
Cơm phở, cà phê lên tầng
Với nhiều sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, quán phở ḅ trên nhà chung cư trên đường Tạ Quang Bửu không hề xa lạ. Gửi xe tầng 1, đi lên tầng 5 ăn sáng đă trở thành quen thuộc với nhiều người trong khu. Quán tận dụng pḥng khách 30m2, và hành lang chung cư bày chừng 5, 7 bộ ghế nhựa thấp cho khách làm bàn ăn.
Bà Nguyễn Thị Lan, chủ cửa hàng cho hay: "Khách hàng ở đây 90% là người ở chung cư. Hôm nào tôi cũng bán hết chỗ này trước 9h sáng, v́ có định mức cả rồi. Bán xong th́ dọn hàng sạch sẽ, cố gắng giữ vệ sinh. Ban quản lư cũng không phản đối, chỉ nhắc nhở phải gọn gàng thôi. Mà cái đấy th́ khỏi phải nhắc, chúng tôi cũng không thể để mất vệ sinh cho khu ḿnh ở được".
Không chỉ có ở đô thị mới Định Công, chung cư ở đường Tạ Quang Bửu, theo nhiều người dân, đô thị Nam Trung Yên cũng có những trường hợp mở shop trên tầng cao. Ngay từ những năm 2006-2007, dù mới được sử dụng, chung cư cũng được người dân trong khu tận dụng bán hàng ở hành lang và cả trong pḥng khách các nhà, có đủ cả từ đồ ăn sáng như bún, miến, cháo, phở, rau cỏ, đồ tạp hóa cho tới các gian thuê băng đĩa, giặt là hay thậm chí là cắt tóc gội đầu. Trên các cửa sổ hay cửa ra vào từ tầng 1 cho đến tầng 13, c̣n có thể t́m thấy hàng loạt biển quảng cáo, pano như "cắt tóc nam - nữ, gội đầu, sơn sửa móng tay", "cho thuê băng đĩa, CD - DVD"...
Theo ông Nguyễn Văn Thông, bảo vệ khu đô thị mới Định Công, trường hợp mở cửa hàng trên khu chung cư là không được chấp nhận, nhưng nhiều gia đ́nh vẫn tận dụng diện tích này để kinh doanh. Tuy nhiên, thường các hộ chỉ kinh doanh nhỏ, khách hàng chủ yếu là người trong ṭa nhà nên hạn chế được t́nh trạng phức tạp, nhất là về an ninh trật tự. Song theo tôi th́ nên hạn chế, tránh phát triển ồ ạt ảnh hưởng tới môi trường sống chung của hàng xóm và người dân trong khu nhà.
Hải Dương
VNN