Trở về từ chiến tranh với nỗi đau c̣n sót lại, lo cho thân ḿnh c̣n khó, giờ đây chị lại gánh thêm nỗi lo cơm áo gạo tiền cho 2 người em bệnh tật. Trong ngôi nhà lụp sụp, người chị ấy hằng đêm vẫn khóc v́ không biết ngày mai sẽ ra sao?
Chị Vân bị bệnh thần kinh, luôn sợ hăi khi có người lạ vào nhà.
Hoàn cảnh người chị tảo tần với đức hy sinh chịu khó chịu khổ nuôi hai em bệnh tật mà chúng tôi muốn nói đến đó là chị Phan Thị Vận ở khối 7, phường Đức Thuận, thị xă Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
Ngôi nhà bé tí, sụp sệ nằm khuất sau con đường đất ṿng vèo, bé tẹo. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới hỏi thăm được ngôi nhà của chị. H́nh ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người phụ nữ với dáng gầy nhỏ thó, dị tật đang sửa lại cái cổng. Nói là cái cổng cho đúng nghĩa thế thôi chứ đó chỉ là một thân cây bắc ngang qua lối vào nhà. Tiếp chúng tôi ở khoảng sân, chị Vận bắt đầu kể về hoàn cảnh gia đ́nh ḿnh.
Sinh năm 1954 trong một gia đ́nh nông dân nghèo khó. Bố từng làm chủ tịch xă Đức Thuận (nay là phường Đức Thuận, thị xă Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) của những năm 81 trước cải cách ruộng đất. Sau này, khi cải cách ruộng đất, gia đ́nh chị lại trở về với cuộc sống của người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn.
Người chị cả phải chăm sóc từng li từng tí cho 2 người em bệnh tật, ngớ ngẩn.
Đầu năm 1974, theo tiếng gọi của tổ quốc chị Vận lên đường nhập ngũ. Chị được vào đội Thanh niên xung phong làm công tác mở đường cho bộ đội. 4 năm sau do bị thương khi đang làm nhiệm vụ, chị được xuất ngũ về nhà. Về với cuộc sống đời thương mang vết thương chiến tranh, sức khỏe yếu lại mang trên ḿnh những dị tật, về nhà chị cũng chẳng làm được việc ǵ ngoài mấy sào ruộng vốn có của bố mẹ để lại. Làm lụng vất vả quanh năm nhưng cái đói cái nghèo luôn bủa vây lấy gia đ́nh chị.
“Ngày nớ cha tui làm chủ tịch xă mà cũng nghèo lắm. Có khi c̣n nghèo hơn cả nông dân b́nh thường ấy chứ. Được mấy sào ruộng làm cả năm mà đôi khi cũng không đủ gạo mà ăn các chú à. Suốt ngày phải đi vay đi mượn hàng xóm láng giềng, khổ lắm chú ạ”, chị Vận gạt vội ḍng nước mắt chia sẻ.
Mấy năm sau, do nền kinh tế khó khăn, phải lo nghĩ nhiều về cuộc sống con cái, bố mẹ chị đổ bệnh và đă ra đi để lại 3 chị em bơ vơ trong cảnh không người thân nương tựa. Không tiền của, không họ hàng thân thích, không có lấy một nghề nghiệp tử tế để mưu sinh, hàng ngày 3 chị em chỉ biết bấu víu, nương tựa vào nhau mà sống cho qua ngày đoạn tháng.
Có được mấy sào ruộng bố mẹ để lại, 3 chị em lại lặn lội mưu sinh qua ngày. Người em gái lớn tên Phan Thị Vân (sinh năm 1962), khi sinh ra đă bị bệnh và bị bại liệt không đi lại được, chỉ ngồi một chỗ trên chiếc giường. Lớn lên chẳng làm được việc ǵ, rồi buồn bă, suy nghĩ nhiều nên chị lại sinh bệnh thần kinh. Người em gái út tên Phan Thị Tam, năm nay đă ngoài 50 tuổi.
Năm lên 10 tuổi, trong một lần đi gánh nước cùng 2 chị, Tam bị tai nạn và găy mất một chân. Nhà nghèo, không có tiền thuốc thang chữa trị kịp thời nên chị đă suốt đời phải mang nỗi đau đó. Chân găy, đi lại khó khăn nên chị cũng chỉ ngồi được một chỗ trông chờ vào người chị cả chăm lo. Mỗi khi trái gió trở trời, chỗ vết thương cũ lại tái phát, chị Vận lại nhờ người đưa em gái vào bệnh viện đa khoa Hồng Lĩnh để thăm khám. Được mấy hôm, hết tiền 2 chị em lại khăn gói về nhà mặc dù bệnh t́nh vẫn chưa được chữa khỏi.
Không có tiền để sử dụng nước máy, các chị phải dùng nguồn nước bẩn như nước bùn để sinh hoạt
“Bố mẹ mất sớm, 2 đứa em th́ bệnh tật, đau ốm triền miên. Nhà lại nghèo nữa, ba chị em chỉ có bấu víu nhau mà sống thôi. Nhiều hôm, trong nhà hết gạo, nỏ biết vay mượn ở mô, thế rồi mấy chị em lại nằm ôm nhau ngủ cho quên đi cái đói. Không chịu được mấy chị em lại ôm nhau ngồi khóc, ráng mà chịu thôi chứ cũng chẳng biết nhờ vả ai nữa”. Chị Vận nhớ lại những ngày tháng sống trong tăm tối của kiếp nghèo mà hai khóe mắt đỏ hoe.
Trước hoàn cảnh éo le của gia đ́nh chị Vận, năm 2004 UBND phường Đức Thuận đă hỗ trợ và xây một căn nhà t́nh thương để ba chị em có nơi ăn chốn ở ổn định. Chính quyền xă cũng làm các chế độ hộ nghèo tàn tật để gia đ́nh chị có thêm tiền trang trải cuộc sống. Hàng tháng 2 người em bệnh tật được chính quyền hỗ trợ 360 ngh́n. C̣n chị Vận, một tháng được hỗ trợ 180 ngh́n với chế độ hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xă.
Từ đây, ba chị em đă có thêm đôi đồng để mua thêm mớ rau, cân gạo cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nhưng rồi cuộc sống vẫn vậy, số tiền ít ỏi chẳng thấm vào đâu khi bệnh tật tuổi già lại hành hạ tấm thân gầy c̣m của 3 chị. Tất cả mọi khoản thu chi đều trông chờ vào đó khiến gia cảnh chị luôn ở trong t́nh trạng túng thiếu, nợ nần bủa vây. Đôi khi ốm đau, bệnh tật, cả ba chị lại đành nằm ở nhà chịu đựng. Tiền ăn c̣n không đủ th́ lấy đâu ra tiền thuốc thang mà điều trị bệnh.
Những đốt xương sống như muốn bật khỏi lưng của chị Vân
Hơn 40 năm qua, hai người em ốm đau bệnh tật phải nằm một chỗ, người chị lại một thân một ḿnh gánh vác nỗi lo cơm áo gạo tiền cho cả hai em. Nhà nghèo, chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng bố mẹ để lại. Nên làm lụng vất vả quanh năm nhưng cũng chỉ đủ được hạt gạo cho ba chị em ăn qua ngày. Giờ đây ở vào cái tuổi đă ngoài 50, tuổi đă già, sức đă yếu nên chị cũng đành phải trả lại ruộng đất v́ không c̣n đủ sức để làm nữa. Tất cả giờ chỉ trông chờ vào những đồng tiền ít ỏi của Nhà nước trợ cấp cho ba chị em, sống cho qua ngày đoạn tháng.
Cái đói, cái nghèo cứ bám lấy gia đ́nh chị, nên cả ba chị ai cũng gầy hốc trông giống những bộ xương khô. Vốn bản thân đă mang nhiều dị tật, giờ lại thêm nhiều căn bệnh hành hạ nên càng làm cho người các chị gầy và nhỏ lại. Chị Vận bây giờ cao chưa đầy 1m, nặng khoảng 30kg. Nh́n chị Vận bây giờ không bằng một đứa trẻ lớp 5. Riêng hai người em ai cũng gầy hốc hác. Nhất là chị Vân, căn bệnh quái ác đă làm chị suy yếu trầm trọng. Sau lưng chị, một dăy xương sống trồi lên như những khối u chi chít và luôn đày đọa thể xác của chị mỗi khi trái gió trở trời.
Chị Vận bên ngôi nhà t́nh thương đă cũ nát từ lâu.
“Tiền hỗ trợ hàng tháng được ít, tiền ăn cả ba người cũng không đủ được chú ạ. Lúc nào cũng đến nửa tháng là lại hết tiền, rồi lại đi vay mượn hết nơi này đến nơi khác. Khi mô đau ốm th́ cũng cố gắng mà chịu đựng thôi. Già cả rồi, muốn làm việc ǵ để kiếm thêm ít tiền để sống mà cũng không biết làm chi cả. Giờ tôi ước ông trời cho 3 chị em tôi khỏe mạnh và có một ít tiền để xây lại căn nhà đă cũ nát để có chỗ che mưa tránh nắng cho yên ḷng. Nhưng có lẽ tui cũng nỏ dám mơ. Không biết 3 chị em tui rồi sống được mấy hơi nữa đây?”, chị Vận nghẹn ngào.
Rời căn nhà sụp sệ, ẩm thấp của các chị ra về, nhưng h́nh ảnh ba chị em bệnh tật nương tựa vào nhau để mưu sinh, sống sót qua ngày vẫn c̣n in đậm trong trí nhớ của chúng tôi. Nh́n những ngôi nhà cao tầng nơi phố hoa lộng lẫy mà ḷng chúng tôi nghẹn lại. Tôi tự hỏi ḷng ḿnh không biết rồi các chị sẽ sống như thế nào khi ngày mai tuổi già đang đến, khi bệnh tật lại hành hạ những tấm thân gày g̣ ốm yếu của ba chị? Ước mơ bé nhỏ có một ít tiền để sửa lại căn nhà dột nát nhưng với các chị có lẽ đó là quá xa vời?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Chị Phan Thị Vận ở khối 7, phường Đức Thuận, thị xă Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngơ 2 nhà số 48 Giảng Vơ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mă)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com .vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn pḥng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận B́nh Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lư Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Ngọc Tú - Phong T́nh