SÀI G̉N (NV) - Cấp giấy phép cho người ta xây biệt thự rồi nay “quy hoạch” làm nhà máy xử lư nước thải khiến hàng trăm gia đ́nh điêu đứng v́ bị nhà cầm quyền cướp đất.
Nhiều hộ dân có nhà biệt thự vườn nhận được lệnh “quy hoạch” mới với giá bồi thường rẻ mạt. (H́nh: PLTP)
“Chính UBND quận 12 đă cấp phép cho chúng tôi xây biệt thự. Vậy mà nhà vừa xây xong, quận lại yêu cầu phải tháo dỡ để lấy đất xây nhà máy xử lư nước thải Tham Lương-Bến Cát”. Nhiều hộ dân phường An Phú Đông, quận 12, thành phố Sài G̣n kêu ca trên báo Pháp Luật Thành Phố (PLTP) ngày 15 tháng 9, 2012.
Chuyện tiền hậu bất nhất này đă từng được báo PLTP nêu ra ngày 24 tháng 8, 2012 nay tŕnh bày lại với những dấu hiệu có thể diễn ra những chuyện cưỡng chế không biết sẽ dẫn đến đâu.
Theo báo PLTP, bản “quy hoạch tổng thể” có từ năm 2001 về xây dựng hệ thống thoát nước của thành phố Sài G̣n có phần thành lập nhà máy “xử lư nước thải” cho lưu vực Tham Lương-Bến Cát (gọi tắt là nhà máy TL-BC) với quy mô 11ha đất đặt tại phường An Phú Đông.
Đến năm 2003, nhà cầm quyền quận 12 lập dự án “khu đô thị nhà vườn Thanh Thủy” với quy mô hơn 530ha, được Sở Quy Hoạch thành phố “thỏa thuận bằng văn bản kèm theo bản đồ chi tiết 1/2000”. Trong bản quy hoạch có vẽ rơ cả 2 khu vực (một rộng 1.9ha, và một rộng 6ha) để “xây nhà máy xử lư nước thải cục bộ cho đô thị”.
Theo nguồn tin “Tất cả giao dịch về nhà đất nằm ngoài hai khu vực trên (tức chỗ xây dựng xử lư nước thải) đều diễn ra thuận lợi. Từ năm 2003 đến đầu năm 2009, những trường hợp xây biệt thự ở khu đô thị Thanh Thủy đều được UBND quận 12 cấp phép”.
Cho tới tháng 10 năm 2009, khi cung cấp thông tin quy hoạch cho người dân, “Pḥng Tài Nguyên & Môi Trường (TN&MT) quận 12 vẫn ghi đây là khu biệt thự vườn”, theo báo PLTP.
Dùng một cái, nguồn tin nói “Nhưng ngay sau đó, quận 12 thông báo điều chỉnh quy hoạch khu vực 1.9ha ở khu đô thị Thanh Thủy lên hơn 13ha để xây dựng nhà máy TL-BC.”
“Chúng tôi không thể hiểu nổi. Tại sao UBND quận 12 vừa cấp phép cho chúng tôi xây nhà rồi sau đó lại đ̣i thu hồi đất. Chúng tôi không đồng t́nh th́ quận lại ra quyết định cưỡng chế”. Nạn nhân của cái lệnh thu hồi đất nói với nhà báo.
Tờ báo cho biết người dân đă mua đất những năm trước đó với giá 5 triệu đồng/m2 trong khi nhà cầm quyền chỉ chịu đền bù có 350,000 đồng. Những ai đă xây nhà th́ mất gấp bội, có thể cả chục tỉ đồng.
Người dân thắc mắc là tại sao có sẵn 6ha đất bỏ trống từng được “quy hoạch” để xây dựng nhà máy xử lư nước thải sao không dùng, lại ép lấy nhà lấy đất của dân th́ không được trả lời trước nghi vấn nhà cầm quyền muốn dùng đất đó cho mục đích xây cất thương mại.
Thêm điều nữa, quy mô của nhà máy “xử lư nước thải” như đă được ấn định có 11ha nay lại tăng lên thành hơn 13ha cũng không được trả lời.
Theo bài viết của PLTP ngày 24 tháng 8 năm 2012, hai khu vực bị giải tỏa gồm 4.4ha và 9.2ha tổng cộng 241 hộ gia đ́nh bị ảnh hưởng. Ít nhất đă có 100 hộ khiếu nại về quyết định tiền hậu bất nhất cũng như bồi thường kiểu cướp ngày.
Hiện các cấp từ quận tới thành vẫn lằng nhằng mờ ám và không có chỗ nào nhận trách nhiệm gây thiệt hại to lớn cho người dân.
Hồi tháng 5 năm 2012, dư luận cả nước xôn xao trước những lời giải thích “cấm sử dụng nhà ở làm nơi kinh doanh” v́ bị coi là “sử dụng sai mục đích”. Hàng triệu nhà ở mặt tiền phố thị cả nước được chủ nhà sử dụng vào mục đích buôn bán hay dịch vụ hoặc cho thuê bị ảnh hưởng nếu cái lệnh này được thi hành. Trước phản ứng sôi nổi của người dân khắp nơi, thấy có vẻ chỉ nói mà không thi hành.
(T.N.)