(Nguoiduatin.vn) - Nếu có nghề nào ít liêm sỉ (vô liêm sỉ?) và tự coi thường mạng sống nhất, đó hẳn là nghề "chẹt chân ăn vạ"!
Hà Nội sớm mở mắt đă đông ḱn kịt. Tợp ngụm trà nóng chát sít, kinh nghiệm mấy chục năm sống đất Thủ đô của một "cao thủ" ăn vạ "họ Chí" th́ thầm bên tai: "Hà Nội dễ kiếm tiền thế, không đông mới lạ!".
Đến ve chai cũng lừa đảo
Nếu bỗng một ngày đẹp trời, bạn đang đứng chờ đợi ai đó bên vệ đường th́ bắt gặp một người có dáng vẻ hớt hải, rơ thể loại "đầu trộm đuôi cướp" đi đến bên và thậm thụt: "Em vừa "nhảy" được quả kính (đồng hồ/ máy ảnh/ điện thoại…) này. Anh (chị) có mua em để rẻ cho, gọi là vài đồng uống nước?", tôi tin chắc bạn sẽ cười khẩy lắc đầu và nói đầy đắc thắng rằng: "Không!". Tất nhiên, bạn rất đúng! Tôi biết bạn có đủ thông minh để bóc mẽ những kẻ lừa đảo nơi đầu đường xó chợ. Tất cả toàn đồ rởm, những kẻ bất lương kia đă khéo léo lợi dụng ḷng tham của con người để trục lợi. Cho đến thời điểm hiện tại, hiện tượng đó vẫn c̣n rất nhiều, điều đó chứng tỏ ở ngoài kia, vẫn c̣n nhiều người ngu ngơ, mắc mưu tṛ lừa đảo "xưa như trái đất" đó, đặc biệt là những người mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội.
Một nhóm người được cho là dàn kịch chẹt chân ăn vạ (Ảnh: Otofun.net)
Thế nhưng, nếu người xuất hiện là một phụ nữ bán ve chai với dáng người tần tảo cùng gương mặt khắc khổ, hoặc một bà cụ bán rong với tấm lưng c̣ng gập cùng chiếc áo rách tả tơi nói rằng họ cần bạn chỉ cho cách tắt một chiếc điện thoại loại thời thượng và vô cùng đắt tiền? Trước ánh mắt ṭ ṃ của bạn, họ sẽ giải thích rằng họ vô t́nh nhặt được nó ở dọc đường. Bạn thích thú ngắm nh́n chiếc điện, làm vài động tác trên máy th́ nhận thấy nó c̣n rất tốt. Bỗng dưng, người phụ nữ khốn khổ sẽ rụt rè đề nghị bán lại cho bạn với giá cực hời, chỉ bằng 1/5 giá trị thực tế của máy v́ chị ta cũng chẳng biết ǵ về chiếc máy vừa nhặt được. Sau phút giây bất ngờ, nếu trong con người bạn bỗng phát ra những âm thanh của niềm sung sướng: "Sao đời ḿnh lại may mắn thế?" là bạn đă mắc mưu rồi đó. Ở Hà Nội, tṛ lừa đảo này hiện đang rất "hot" và có xu hướng gia tăng. Trên hàng loạt các diễn đàn mạng nổi tiếng thời gian gần đây, khắp nơi đều thấy các Topic (chủ đề) có nội dung tương tự: Khổ chủ đăng đàn cảnh báo mọi người về một chiêu lừa đảo mới. Cả hai hành động trên, tuy khác nhau về h́nh thức nhưng chung một bản chất: Lợi dụng ḷng tham cố hữu của con người để lừa đảo trục lợi.
Sửa xe, bán tăm cũng đua... bất lương
Bức xúc là vậy, nhưng đó chưa phải là tất cả những ǵ cánh bất lương đang ngày đêm làm ô danh Thủ đô. Chúng có thể là bất cứ ai, ở bất cứ đâu và hành động bất cứ lúc nào. Ức chế đến phát khóc, chị Nga (Thanh Xuân - Hà Nội) chia sẻ với PV về trường hợp của ḿnh: "Ngày 17/9 vừa rồi, tôi đi xe máy trên đê La Thành bỗng phát hiện lốp bị non hơi. Lúc tôi ghé vào một quán sửa xe bên đường để bơm th́ người sửa xe cứ một mực đ̣i đưa xe lên trên vỉa hè mặc dù hoàn toàn có thể kéo ṿi ra được. Tôi nghe theo và để anh ta đưa xe lên. Tiền bơm xe chỉ mất 3.000 đồng nhưng khi khởi động xe lại tôi đă không tài nào nổ máy được mặc dù trước đó xe vẫn hoàn toàn b́nh thường. Lúc này người sửa xe mới vồn vă ngó nghiêng rồi nói xe tôi bị hỏng cái ǵ đó rất nghiêm trọng và báo giá gần một triệu đồng. Tôi thấy bất an, không tin tưởng nên đă tự ḿnh dắt bộ xe lên một quán khác. Ở đây, thợ xe phát hiện xe tôi đă bị ai đó dứt ống dẫn xăng ra và họ chỉ lấy công 15.000 đồng".
Ngoài ra, Hà Nội cũng nổi tiếng với đội quân bán tăm, bút bi, sách, vở học sinh… đều với danh nghĩa… "t́nh thương". Trong một cuộc điều tra đă đăng tải trước đây, PV Người đưa tin đă vạch trần bộ mặt thực chất là lợi dụng ḷng trắc ẩn để "lừa đảo" của toán người này. Số tiền mỗi người ủng hộ chỉ từ một vài chục ngh́n, nhưng trong một ngày dài, mỗi người đội quân này có thể "quyên góp" được số tiền lên tới nhiều triệu đồng. Đặc biệt đám lừa đảo này hay quanh quẩn ở các bến xe, nơi có nhiều người tỉnh lẻ hiền lành chân chất lần đầu lên Hà Nội.
Bán tăm dạo với danh nghĩa từ thiện - Tṛ lừa đảo rất phổ biến ở Hà Nội (Ảnh: Thành Long)
"Sốc nặng" với chẹt chân ăn vạ
Anh Hoàng Hải Nam (Công ty CP xây dựng số 2 - Tổng công ty xây dựng Hà Nội) đă từng trở thành một nạn nhân của tṛ mèo này. Kể lại với PV với thái độ bức xúc, anh Nam cho biết: "Hôm đó tôi đang đỗ xe ở đèn đỏ đối diện Trung tâm chiếu phim Quốc Gia. Đèn xanh vừa bật th́ tôi cho xe tiến sang đường Láng Hạ. Đi được chừng 100m th́ có một người đàn ông trung niên phóng xe máy theo đập thùm thụp vào kính xe kêu dừng lại. Khi dừng lại th́ anh này cho biết trong lúc đỗ đèn đỏ tôi đă chẹt vào chân vợ anh ta và yêu cầu giải quyết. Tôi quay lại thấy một phụ nữ đang ôm chân tỏ ra vô cùng đau đớn, xung quanh là 3 - 4 thanh niên khác nhao nhao đ̣i tôi phải đền tội. Khi tôi ngỏ ư đưa chị ta vào viện kiểm tra th́ anh chồng kêu không cần, chỉ cần bồi thường th́ sẽ được đi. Thế là tôi đành móc ví đưa cho vợ chồng anh này 1 triệu đồng, trong ḷng vẫn áy náy vô cùng. Sau khi đến cơ quan tôi mới được anh em nói rằng tôi đă mắc mưu lũ Chí Phèo kiểu mới, lên mạng vào mấy diễn đàn ô tô mới biết không chỉ có tôi bị mắc mưu tại đây mà khá nhiều người đă mắc rồi".
Khi cánh lái xe ai ai cũng tỏ ra cảnh giác hơn với tṛ chẹt chân ăn vạ (cánh lái xe dạy nhau là cứng rắn, đ̣i phải đ̣i xem vết đau ở chân mới bồi thường) th́ "đám Chí" kiểu mới đă tiến xa một bước cao hơn. Sẵn sàng tḥ cả chân vào bánh xe để cho bánh xe chẹt qua. Tất nhiên cái giá phải trả cho bàn chân sưng vù là mức bồi thường 3 triệu đồng. Trên diễn đàn nổi tiếng otofun.net, ít nhất có 4- 5 trường hợp khi bị gọi lại mới tá hỏa ra là chân của những nạn nhân này bị sưng thật, chứ không phải chỉ là ôm chân giả tạo. Đến nay, nghề nghiệp "tôn vinh" những đệ tử họ Chí này có vẻ đă bớt sôi động nhưng không phải thế mà "tuyệt chủng".
Trước tự trách ḿnh, sau... xin chừa
Anh Lê Ngọc Tú (Cầu Diễn - Hà Nội), người mới nhất "dính" tṛ lừa đảo của bà bán ve chai than thở trên blog cá nhân: "Hà Nội bây giờ là vậy, cánh lừa đảo xuất hiện nơi nơi, trong mọi h́nh thức. Đến bà bán ve chai trông hiền lành là thế mà c̣n là kẻ lừa đảo. Chả biết nên tin ai bây giờ. Chỉ biết tự trách ḿnh đă quá tham lam và dễ dăi với ḷng tin. Từ sau xin chừa!". Bên dưới ḍng chữ đầy tâm trạng là rất nhiều phản hồi của bạn bè, đồng nghiệp với nội dung chia sẻ. "Đừng chết v́ thiếu hiểu biết", một người bạn tên Doanh viết.
Tiểu Long