Trước thông tin một số mẫu hoa quả Trung Quốc chứa chất có khả năng dẫn đến vô sinh, ung thư, hiện ở các chợ đầu mối cũng như ở nhiều cửa hàng bán hoa quả, các loại trái cây này đều tiêu thụ rất chậm. Người dân đang chuyển sang mua các loại hoa quả "nội".
Cần cẩn thận khi mua hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: P.L
Thị trường vẫn tràn ngập hoa quả Trung Quốc
Tại các chợ đầu mối hiện nay, nguồn hoa quả chủ yếu vẫn được nhập về từ Trung Quốc với các loại lê, táo, cam, mận, lựu... Ngay một số loại hoa quả được gắn mác nhập khẩu từ Australia, Mỹ như nho, mận, lê, nhưng trên thực tế, chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc.
Trong vài ngày trở lại đây, trước những thông tin hoa quả Trung Quốc có chứa chất diệt nấm có thể dẫn tới vô sinh, nên lượng người mua có giảm sút đáng kể so với trước. Chị Thu – chủ một cửa hàng bán hoa quả trên chợ Long Biên – cho biết: “Kể từ khi có thông tin trên th́ sức mua chỉ bằng 70 - 80% so với thời điểm cuối tuần trước. Do vậy, lượng hàng nhập vào của chúng tôi cũng phải giảm mạnh”.
Bên cạnh đó, việc bán rong hoa quả cũng là nguyên nhân dẫn tới t́nh trạng phổ biến hoa quả không rơ xuất xứ khắp các khu dân cư.
Với những người bán rong, hoa quả mua tại các chợ đầu mối miễn sao giá nhập vào càng rẻ càng tốt, không cần quan tâm tới chất lượng, chỉ cần ở ngoài bắt mắt là được. Sau đó, họ cứ thế rong ruổi khắp nơi trong thành phố để bán những loại hoa quả tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh này.
Chính v́ những thông tin về hoa quả Trung Quốc chứa nhiều chất gây hại, nên người dân giờ bắt đầu quay lại mua các loại quả của VN như đu đủ, bưởi, chuối...
Chị Hoàng Anh (phố Nguyễn Văn Cừ) chia sẻ: “Đă từ lâu, gia đ́nh tôi đă không c̣n ăn hoa quả Trung Quốc nữa, mà quay sang ăn các loại trái cây của VN. Mùa nào thức nấy, hoa quả VN tuy không phong phú chủng loại, nhưng cũng có đủ sự lựa chọn cho gia đ́nh. Tâm lư chung của mọi người là ăn đồ có xuất xứ Trung Quốc dễ nhiễm bệnh như chơi”.
Chứa chất cấm gấp nhiều lần cho phép
Qua kiểm nghiệm mẫu một số loại trái cây như nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc bán trên thị trường, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phát hiện các mẫu trên có chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần. Đây là những chất diệt nấm, sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép, có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.
Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl, được sử dụng rộng răi như một loại thuốc diệt nấm, được t́m thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng.
Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động t́nh dục cho thấy, khả năng gây vô sinh xuất hiện ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim. Đối với benomyl, khi tiếp xúc thời gian dài sẽ bị tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan. V́ vậy, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư.
Tương tự, thuốc diệt nấm tebuconazole trong bảng phân loại độc tính của Tổ chức Y tế thế giới được liệt kê thuộc độc tính nhóm III do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết.
Tuy nhiên, dù biết các chất trên có tác hại xấu tới sức khỏe người tiêu dùng, nhưng để bảo quản rau- củ- quả nhập từ Trung Quốc không bị hỏng, vẫn c̣n tươi nguyên, có thể để lâu được nên các chủ hàng vẫn sử dụng hóa chất trên để tưới vào rau củ.
Theo Nguyễn Quỳnh
Lao động
Ư kiến phản hồi
Ynguyen
Nếu trái cây của tàu chệt gây "vô sinh" th́ là chúng ác b́nh thường, đừng ác quá mà cho chất "vô sản" vào, ai ăn phải...thối đời!