Lư do: “Ở tù, tôi quen dậy từ 4h.” Thứ hai, dù hơn tôi tới 20 tuổi, nhưng người đàn ông này luôn xưng “em” khi được phỏng vấn. Nhắc nhiều lần, ông bảo: “Thưa nhà báo, em quen rồi, lâu nay em chỉ giao tiếp với đầu gấu trong tù, với cán bộ quản giáo, với điều tra viên…"
Ông Trần Quang Ngữ sở hữu hơn 2.000 m2 đất mặt đường Minh Khai (Hà Nội) trị giá cả trăm tỷ đồng. Ông Ngữ là một tỷ phú? – Sai! Khuôn mặt khắc khổ, và cuộc sống thực tại của ông không thể hiện điều đó. Lúc này ông là một kẻ vô gia cư, một con người không chốn nương thân sau gần 20 năm ch́m khuất chốn lao tù.
Phiên toà không luật sư và người tù từ chối giảm án
Vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Trần Quang Ngữ mới ngoài 30 tuổi và được đánh giá là một doanh nhân trẻ đầy năng động. Công ty chế xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Ngữ đang trong giai đoạn phát triển, tháng 8/1989, Ngữ mua lại khu nhà xưởng với diện tích 2018 m2 của HTX Việt Phú ở số 399 Minh Khai, Hà Nội để tạo điều kiện lao động cho hàng trăm thương binh nặng của Hà Nội.
Công việc đang thuận buồm xuôi gió, ngày 14/3/1990, Ngữ bị bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau đó, TAND thành phố Hà Nội đă tuyên án Ngữ cùng tội danh trên. Trần Quang Ngữ, một doanh nhân đầy tham vọng chứng kiến trọn vẹn quá tŕnh h́nh thành và phát triển của nền kinh tế thị trường trong… nhà giam, bằng bản án 18 năm tù.
Chuyện sẽ không có ǵ để nói nếu như việc thụ án của người đàn ông này thể hiện đúng tính chất của một bản án, với mục đích: Xử phạt, răn đe và giáo dục đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Bản án h́nh sự mà Trần Quang Ngữ phải nhận không thể hiện mục đích đó khi hầu hết các quan hệ trong vụ án là quan hệ dân sự, thể hiện qua các hợp đồng kinh tế do Ngữ kư kết với các đối tác về việc mua bán hàng hoá, nhưng chưa được thanh toán khi Ngữ bị bắt.
Điều đáng ngạc nhiên trong bản án của Trần Quang Ngữ ở chỗ, mặc dù đây là án h́nh sự, khung h́nh phạt mà bị cáo được đề nghị có mức án cao nhất là tử h́nh, nhưng phiên toà lại không có sự hiện diện của luật sư.
Theo lời Trần Quang Ngữ, “tôi bị bắt giam trước khi xét xử và không được liên hệ với luật sư.” - Điều này dù đúng sai thế nào th́ bản án cũng có vấn đề, bởi dẫu bị cáo không thuê luật sư th́ toà án cũng phải chỉ định luật sư bào chữa. Có lẽ chính bởi sự vi phạm tố tụng đó mà trong suốt những năm tháng thụ án, trong đầu Trần Quang Ngữ chỉ có duy nhất một ư niệm: “Tôi bị oan!”.
Với ư niệm rằng ḿnh bị oan, suốt 15 năm di chuyển qua 5 trại giam khác nhau, Trần Quang Ngữ trở thành một người tù đặc biệt khi không nghĩ rằng ḿnh đang ở tù, thậm chí qua bao đợt đặc xá, Ngữ không một lần làm đơn xin giảm án.
Năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm thống nhất, Nhà nước có một cuộc đặc xá tha tù lớn, rất nhiều tù nhân án h́nh sự, kinh tế như Ngữ được ra tù. Xét về điều kiện, Ngữ có đủ: Gia đ́nh có công với Nước, bố là lăo thành cách mạng, nhà có 8 anh em th́ 5 người tham gia kháng chiến chống Mỹ, bản thân tham gia chiến đấu từ năm 1971, được thưởng huân, huy chương kháng chiến… Nhưng Ngữ nhất định không làm đơn xin đặc xá, hay thậm chí là giảm án, chỉ v́ suy nghĩ “tôi không có tội để được giảm tội”.
Trong quá tŕnh ở tù, do không vi phạm kỷ luật, có thời gian Ngữ được giao việc chăn ḅ, tự do đi lại trong trại, nhiều bạn tù hỏi: “sao không nhân cơ hội để trốn?” - Ngữ trả lời: “Nếu trốn th́ tôi sẽ là người có tội!”. Lúc đó, Ngữ chưa biết rằng, c̣n có một lư do nữa khiến anh nên ở tù. Bởi ra tù, Ngữ sẽ không biết phải đi đâu, về đâu…
Không chốn nương thân
Đủ 15 năm thụ án, ngày 25/3/2005, Ngữ mang tấm giấy chứng nhận chấp hành xong h́nh phạt tù do trại giam cấp về tŕnh diện UBND phường Vĩnh Tuy (Hà Nội), nơi Ngữ đăng kư hộ khẩu thường trú tại số nhà 399 phố Minh Khai.
15 năm, có quá nhiều thứ đă đổi thay. Ngữ kể: “ Anh công an hộ tịch phường Vĩnh Tuy đọc tấm giấy chứng nhận có ghi địa chỉ của tôi th́ bật cười, bảo: Tôi đố ông t́m được nhà ḿnh! ” - Ngữ t́m theo số nhà, không thấy, may mà đến số nhà 700 (do đánh lại số nhà trong thời gian Ngữ ở tù) th́ anh nhận được nhà ḿnh bởi hai cây cột điện cũ “nếu ngành điện mà phát triển nhanh hơn, chắc tôi không thể t́m ra nhà ḿnh nữa” - Ngữ tâm sự.
Nhưng t́m được nhà cũng như không v́ khi Ngữ bước vào th́ bị bảo vệ đuổi. Mảnh đất ấy đă thuộc người khác. Ngữ thắc mắc th́ được trả lời, đây là tài sản mà Ngân hàng được một doanh nghiệp gán nợ.
Sau rất nhiều ngày hoang mang bởi không biết ḿnh đang mơ hay tỉnh, cuối cùng Ngữ cũng đă nhớ ra một sự kiện xảy ra trong tù gần 20 năm về trước. Một buổi sáng trong pḥng tạm giam, ông đă bị ép viết “Giấy đề nghị gán nợ” cho một doanh nghiệp có tên Xí nghiệp dịch vụ vật tư.
Theo giấy gán nợ đó, Ngữ đă gán toàn bộ ngôi nhà số 399 Minh Khai cho xí nghiệp dịch vụ vật tư do ông Nguyễn Xuân Nhật làm đại diện để thay cho số nợ mà Ngữ nợ xí nghiệp. Trên thực tế, trong giấy gán nợ này cũng không hề có chữ kư của ông Nhật, cũng như người làm chứng. Ông Ngữ không thể ngờ một tờ giấy mà trong đó chỉ có duy nhất chữ kư của ông cũng có thể khiến 2.000 m2 đất bốc hơi dễ dàng như vậy.
Có lẽ, không chỉ Trần Quang Ngữ, mà bất cứ ai cũng không thể ngờ được một khối tài sản lớn như vậy lại không hề xuất hiện trong hồ sơ của vụ án khi Trần Quang Ngữ bị đưa ra xét xử. Trong khi đó, tài sản của Ngữ bị đem đấu giá thậm chí có những thứ như “10 khúc gỗ thuộc nhóm 6 đă mục”, hay “một xác xe ô tô đă rỉ nát, chỉ c̣n vỏ”, hoặc “2 khung bệ máy (không rơ máy ǵ) đă han rỉ, không có giá trị sử dụng, bán theo giá sắt vụn”… (thể hiện trong biên bản của TAND Tp Hà Nội).
Trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Trần Quang Ngữ, điều có ư nghĩa lớn nhất là việc những người bị hại được trả lại tài sản của ḿnh. Tuy nhiên, trước khi Toà án xét xử th́ mảnh đất 399 Minh Khai, khối tài sản có giá trị lớn nhất của Trần Quang Ngữ đă kịp bị “hoá giá”, nhanh đến mức mà ngay cả TAND Tp Hà Nội cũng không kịp kê biên. Mảnh giấy gán nợ trong trại giam để mảnh đất 2.000 m2 bốc hơi liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến cái án tù 18 năm của người đàn ông này? Lăo Phạm