'Vua' đồ cổ và hành tŕnh săn t́m báu vật của vua Chăm - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-09-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default 'Vua' đồ cổ và hành tŕnh săn t́m báu vật của vua Chăm

Trong suốt 30 năm qua, ông đă sưu tầm được trên 100 bộ với hơn 10.000 cổ vật. Đặc biệt trong số đó là ba báu vật được cho là của vua Chăm mà ông đang cất giữ.

Ông Nguyễn Đăng Thanh (63 tuổi, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang là thành viên của CLB UNESCO sưu tầm cổ vật tỉnh Lâm Đồng.

Căn nhà với hơn 10.000 cổ vật

Căn nhà của ông Thanh tọa lạc ở 86 Hoàng Diệu (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) chỉ rộng hơn 20m2. Gần nửa thế kỷ qua, nó được sử dụng làm "kho" chứa hiện vật cổ mà ông sưu tầm được. Khi bước vào, mọi người có cảm giác như được trở về quá khứ hàng trăm năm trước. Có lẽ, chẳng ai tin được, một lăo nông lại có thể "săn lùng" được hơn 10.000 hiện vật. Bởi v́, ngay cả một người sưu tầm cổ vật chuyên nghiệp, việc sưu tầm được số lượng đồ "khủng" như vậy cũng là điều không tưởng.

Ông Thanh cho biết, con đường sưu tầm đồ cổ của ông bắt đầu từ ba mươi năm trước. Ngày ấy, cứ mỗi lần t́m mua được bất cứ thứ ǵ là ông lại mang về cất cẩn thận trong nhà. Sau này, do căn nhà nhỏ mà số lượng cổ vật quá lớn nên ông tận dụng mọi chỗ để xếp cổ vật, từ kệ, tủ, gầm giường, treo đầy trên nhà... Thậm chí nhiều khi, cổ vật được "ngủ" trên giường c̣n gười th́ phải vật lộn dưới đất.

Ông Thanh chia sẻ: "Trong suốt 30 năm sưu tầm, đến nay trong nhà của tôi có đủ loại đồ cổ. Số lượng cứ tăng dần mỗi năm, từ máy ảnh, đồ gốm sứ, chum, chóe, cồng chiêng, đồng hồ, chuỗi hạt, kiếm cổ, đá quư... V́ không sắp xếp được nên cứ chỗ nào trống là tôi đặt cổ vật ở đó".

Ông Thanh lấy một số cổ vật bằng gốm sứ ra giới thiệu. Theo ông, đặc trưng và độ quư hiếm của gốm sứ là màu men và niên đại. Đa số đồ gốm mà ông sưu tầm được có từ đời nhà Lư. Trong đó đồ gốm có men lục là quư nhất. Ngoài ra, gốm được phủ men vàng cũng được giới đồ cổ săn lùng. V́ thời xưa, loại men này chỉ dành cho vua chúa.

Hiện nay, "bảo tàng" của ông Thanh đang cất giữ một số lượng cồng chiêng Tây Nguyên khá lớn với 70 chiếc. Ngoài ra, lăo nông này c̣n sưu tầm được một số lượng lớn các cổ vật xa xưa của các đồng bào dân tộc trên Tây Nguyên như chóe, cối, gùi, dao, đàn, cung, nỏ... Người đàn ông này c̣n cất công đi sưu tầm những món đồ có nguồn gốc xuất xứ từ Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan...



Ông Thanh và bức xà rông của vua Chăm.

Sở hữu ba báu vật của vua Chăm

Lôi từ trong chiếc ḥm gỗ cũ kỹ ra một con dao, người đàn ông này cho biết: "Đây là con dao được cho là của vua Chăm. Nó được làm bằng đồng mạ vàng". Theo quan sát của chúng tôi, con dao này dài 25cm, bề ngang chỗ lớn nhất khoảng 3cm. Từ chuôi tới mũi dao đều được trang trí những họa tiết độc đáo mang đậm nét văn hóa Chăm. Dao được đặt trên một giá đỡ cao 13cm, đế giá đỡ h́nh tṛn. Từ đế đến thân giá đỡ đều được trang trí hoa văn cầu kỳ và cũng được đúc bằng đồng mạ vàng. Theo nhận định của ông Thanh, con dao này có niên đại hàng trăm năm.

Ông Thanh cho biết, ông đă từng lên gặp một số các già làng người Chăm để t́m hiểu về báu vật này. Sau khi xem rất kỹ, những bậc cao niên khẳng định đă từng nghe kể về loại dao này, tuy nhiên, chưa có ai nh́n thấy bao giờ. Xét về công năng, đây không phải là con dao thường dùng mà thiên về biểu tượng, là trang trí hoặc tín vật sử dụng trong các nghi lễ. Những nhà nghiên cứu cổ vật cho rằng, đây là "dao lệnh" của vua Chăm, ngày xưa giao cho một tướng lĩnh nào đó thay mặt vua cai quản quân đội.

Báu vật thứ hai mà ông Thanh đang sở hữu đó là tấm xà rông được cho là trang phục của vua Chăm. Theo quan sát của chúng tôi, tấm xà rông có chiều rộng 95cm và dài 174cm. Nó được dệt bằng lụa tơ tằm, khá mịn và có trang trí nhiều hoa văn với nhiều màu sắc khá sặc sỡ.

Ông Thanh cho biết: "Tấm xà rông này được làm cách đây 3 - 4 thế kỷ trước. Giới đồ cổ và chuyên gia khảo cổ th́ nói vậy, c̣n tôi, tôi chưa khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là tấm xà rông của vua Chăm. Nhưng chắc chắn là nó rất quư và có liên quan đến cộng đồng người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Có lẽ, những người là hoàng thân quốc thích của vua Chăm được giao giữ những đồ vật này khi chạy lên đây trong lịch sử". Cũng theo ông Thanh, tấm xà rông này ông mua lại từ một người bạn thân cũng chuyên sưu tầm đồ cổ ở Bảo Lộc.

Ông Thanh cho chúng tôi xem bộ chiêng Arap được cho là cực kỳ quư hiếm. Bộ chiêng gồm 12 chiếc được chế tác với đủ các kích cỡ khác nhau. "Vua" đồ cổ cho biết, cách đây chưa lâu, trong một chuyến đi chơi ở Ninh Thuận, ông vô t́nh gặp được một gia đ́nh người Chu Ru ngỏ lời bán bộ chiêng 12 chiếc mà theo họ nói là đă qua rất nhiều đời cha ông. Sau này, khi đưa ra cho các nhà nghiên cứu cổ vật, người ta nói rằng, đây là bộ chiêng duy nhất được sử dụng trong các dịp lễ hội của hoàng triều Chăm. Nó gắn liền với lịch sử phát triển của người Chăm trên đất Tây Nguyên.

Nhiều chuyên gia đồ cổ nhận định, bộ chiêng của ông Thanh đang giữ là bộ chiêng Arap. Tuy nhiên, ông Vơ Khắc Dũng, nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên lại cho rằng, rất có thể đây chỉ là bộ cồng chiêng vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là v́ nếu chỉ là chiêng 6 (khá phổ biến ở các dân tộc Tây Nguyên) th́ có thể đây là hai bộ. C̣n nếu là chiêng Arap (của tộc người Jarai, Bana, Chăm...) th́ 12 chiếc này lại thừa đến 3 hoặc 4 chiếc chiêng (không có núm) và đồng thời lại thiếu mất 3 chiếc cồng.

Cũng theo ông Dũng, bộ chiêng Arap có đến 11 hoặc 12 chiếc, trong đó gồm 3 chiếc cồng và 8 - 9 chiếc chiêng. Nếu bộ chiêng trên đúng của người Chu Ru ở Ninh Thuận th́ rất có thể đó là bộ chiêng Arap. Tuy nhiên, việc thiếu 3 chiếc cồng th́ quả thật là một điều đáng tiếc.

Tuy c̣n chưa rơ về xuất xứ của những cổ vật được cho là của vua Chăm mà ông Thanh đang nắm giữ, nhưng với hơn 10.000 hiện vật sưu tầm được, th́ ông Nguyễn Đăng Thanh được giới chơi đồ cổ ở đây đặt là "ông vua đồ cổ đất Đà Lạt, quả rất xứng danh".


Theo Người Đưa Tin
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	do1.jpg
Views:	3
Size:	82.1 KB
ID:	413716
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09063 seconds with 12 queries