Ngay từ khi thành một khối cử tri có tầm vóc, người Mỹ gốc Việt chủ trương: (1) chống chủ nghĩa cộng sản (2) đ̣i nhân quyền cho Việt Nam (3) duy tŕ cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng đấu tranh.
Cộng đồng Mỹ gốc Việt chủ trương chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam
Họ cho rằng Đảng Dân Chủ không chống Cộng bằng đảng Cộng Ḥa (có lẽ do vang vọng của thời 1980-1988 khi ông Ronald Reagan làm tổng thống) nên trong các cuộc bầu cử từ bầu tổng thống đến bầu cử dịa phương họ có khuynh hướng bầu cho ứng cử viên Cộng Ḥa.
Và cũng do kiên quyết đấu tranh cho 3 mục tiêu trên, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ không muốn nghe cái ǵ khác trên các mạng truyền thông Việt Nam. V́ vậy, nên đôi khi vi phạm quyền “tự do ngôn luận” bảo đảm bởi tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ và tạo ra khá nhiều khó khăn lúng túng cho các cơ sở truyền thông muốn làm nhiệm vụ thông tin một cách đứng đắn.
Sự ủng hộ đảng Cộng Ḥa mạnh nhất tại vùng Little Sài G̣n, chính yếu là các thành phố Westminster, Garden Grove, Santa Ana thược quận Orange County (quận Cam).
Theo thống kê năm 2008 trong cả nước, 22% cử tri gốc Việt ghi danh Dân Chủ, 29% ghi danh Cộng Ḥa, trong khi tại quận Orange, hai tỉ số trên là 22% và 55%, một sự khác biết rất lớn.
Và khi đi bầu tổng thống, một số ghi danh Dân Chủ vẫn bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Ḥa. Năm 2008, trung b́nh cứ 3 cử tri th́ 2 bỏ cho ứng cử viên Cộng Ḥa, Thượng nghị sĩ John McCain.
Cử tri châu Á có vẻ sẽ bỏ phiếu cho Barack Obama lần này
Tuy nhiên theo thống kê của “Asian American Legal Defense and Education Fund –AALDEF” trong cuộc bầu cử đó có hiện tượng 60% cử tri trẻ tuổi (từ 18 đến 29) có bằng đại học bỏ cho ông Obama. Người ta cho rằng số cử tri này phóng khoáng (không kỳ thị như lớp cử tri lớn tuổi) lo nghĩ về kinh tế nhiều hơn và qua h́nh ảnh một người da đen làm tổng thống Hoa Kỳ hứa hẹn một tương lai cho con cái của họ, đa số sinh đẻ tại Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của tôi trong kỳ bầu cử tổng thống tháng 11/2012 này, số người trẻ tuổi ủng hộ tổng thống Obama có thể giảm sút, nhưng vẫn c̣n ở một tỉ số áp đảo.
Cử tri nữ thuộc thế hệ thứ nhất ít bỏ phiếu cho ông Obama. Họ không thích có một “đệ nhất phu nhân” người da màu.
Thế hệ thứ hai
Tôi ghi nhận rằng thế hệ thứ nhất qua đi, thế hệ thứ hai bắt đầu nh́n “khung trời chính trị” một cách thoải mái hơn và sự ủng hộ đảng Cộng Ḥa càng lúc càng giảm sút.
Thế hệ thứ hai lớn lên tại Hoa Kỳ dần dần nhận ra rằng, chuyện đảng nào chống Cộng nhiều hay chống cộng ít không hẳn quan trọng. Đảng nào cũng đặt quyền lợi và an ninh của đất nước lên trên bên cạnh quyền lợi chính trị của đảng. Và cử tri thế hệ thứ hai bắt đầu biết nh́n và biết lo cho vị trí của tập thể ḿnh trong đời sống chính trị chung .
Người Mỹ gốc Á châu đến định cư tại Hoa Kỳ trước người Việt nên việc bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống có tính toán hơn chứ không để t́nh cảm chi phối như cử tri người Mỹ gốc Việt.
Khối cử tri gốc Á châu tại Mỹ trở nên đông đảo rất nhanh theo thời gian và theo thống kê, gần 33% ghi danh độc lập và bỏ phiếu cho Cộng Ḥa hay Dân Chủ theo hướng ứng cử viên nào sẽ phục vụ quyền lợi của người thiểu số hữu hiệu hơn. V́ vậy không đảng nào dám quả quyết đă nắm được phiếu của cử tri gốc Á châu.
Tuy nhiên chương tŕnh cắt giảm chi phí dành cho thành phần yếu kém trong xă hội để giải quyết ngân sách thiếu hụt của liên danh Cộng Ḥa Mitt Romney – Paul Ryan làm cho cử tri gốc Á châu lo ngại.
Dường như họ sẽ có khuynh hướng bỏ phiếu cho ông Obama trong kỳ bầu cử này.
theo bbc