Phan Hội Yên
Năm 1970-71, trên những nẻo đường xuôi ngược, chiếc cassette nhỏ nhất mà chúng tôi có, cũng đă chiếm hết một phần ba balô hành quân, thế nhưng tôi vẫn mang theo “em” để mổi chiều dừng quân giữa ngút ngàn rừng núi, em tôi đó, ngọt ngào “Chiều một ḿnh qua phố"....hay thánh thót... “Em đứng lên gọi mưa vào hạ....” và thật buồn ... “Xác nào là em tôi, dưới hố hầm nầy”...
Em mang tôi vào những bồi hồi rất nhẹ, để giữa muôn trùng,người Lính c̣n biết đời ḿnh, có khi c̣n là một nơi chốn b́nh an cho nhiều người khác, trong đó có “em”.
Người lính VNCH
Nguồn ảnh: nguyennaman.wordpres s.com
“Em” của chúng tôi, không chỉ là Khánh Ly, Thanh Lan, hay Lệ Thu. “Em” của chúng tôi, một thời cho những tiếng hát c̣n biết chia những trăn trở nhiễu nhương của vận nước, cho dù mỗi một thể hiện có khi c̣n rất xa mới đến được điễm cần phải găp nhau... “Em” chính là những yêu thương trân trọng, mà rất nhiều “lính lác” như tôi, tín cẩn trao cho những tiếng hát một đời vẫn nhớ.
Và thế, tôi cũng chẳng ngần ngại ǵ, khi trở về hậu cứ, nuôi những mộng mị của ḿnh bằng một tối thứ Bảy duy nhất mà tôi có thể có giữa hai cuộc hành quân, li cà phê đá, cùng một người bạn, ngồi thật lâu trong “Hội quán Cây Tre” để nghe “em” hát. Dù lúc đó, em đă bận bịu chạy cho kịp giờ ở những nơi khác, nhưng “Em” vẫn hát rất hay, vẫn rất Khánh Ly như trong những cuốn cassette tôi đă mang theo, để đôi lần, tôi đă được nh́n thật gần, khi “em” xuống ngồi với bạn tôi, một chút gật đầu ngần ngại với người lính xa lạ, rồi hồn nhiên khi bạn tôi kéo ghế mời “Mai ngồi chờ anh một chút” khi bạn tôi lên sân khấu.
Khánh Ly của tôi đó, Khánh Ly không chỉ xuất thần với nhạc Trịnh công Sơn, mà phải nói, với tất cả các bài hát mà cô đă chọn để tŕnh bày, của bất cứ nhạc sĩ nào, bài hát đó đă đi rất nhanh vào hồn người thưởng ngoạn. Tôi tin rằng, không có Trịnh công sơn, Khánh Ly vẫn nổi tiếng như cô đang có, mà có khi c̣n nhẹ nhàng hơn phải mang trên vai gánh oan khiên của người khác.
Tháng tư năm 1975, chúng tôi đă không mất Khánh Ly khi làm người ở lại. Để từ một cơi rất xa vọng về, “Em” từ bên kia đại dương vẫn đau đớn với lời buồn vong quốc... “Sài g̣n ơi, tôi đă mất người trong cuộc đời...”(*) “Em” từ chốn quê người vẫn nhắn nhủ “gởi về cho em kẹo bánh thênh thang... Em ăn cho ngọt v́ đời nhiều cay đắng...”(**)
Cho đến khi đến được bến bờ tự do sau nhiều năm tù đày, tôi đă nhiều lần ngồi nghe Khánh Ly hát. Cũng rất “Khánh Ly” của thập niên bảy mươi, những tưởng, với những thể hiện như thế, Khánh Ly và rất nhiều người khác đă đoạn tuyệt với đường về, cho dù thật nhiều mời gọi.
Thời gian gần đây, tôi đă không c̣n thói quen thích nghe Khánh Ly trên sân khấu, v́ có lẽ dạo nầy, trước ánh đèn, cô chỉ nói nhiều hơn hát, mà ... quả thật “nói” không phải là điều khánh giả muốn t́m đến với Khánh Ly. Cho đến khi giật ḿnh biết Khánh Ly chuẩn bị về hát ở Việt Nam.
Tôi đă dững dưng khi “hai v́ sao’, một ngôi sao nghệ thuật âm nhạc, một ngôi sao bám hờ trên cổ áo đă rất giống nhau khi xum xoe trở về và lăng nhục những người đă ái mộ, hoặc đă từng là thuôc cấp mà không hoàn toàn đồng ư với cách trở về của những v́ sao, tôi biết nhân cách của “sao” như thế và chỉ có thế, trước sau ǵ rồi mèo vẫn hoàn mèo.
Riêng việc về hát hoặc lập nghiệp hẳn ở Việt nam của các Nghệ sĩ khác, theo tôi, đơn thuần chỉ là sinh kế, khi món hàng của họ không c̣n cao giá sau ba mươi năm chào bán ở hải ngoại, ngay cả Lệ Thu, tiếng hát mà tôi đặc biệt ngưỡng mộ từ lúc nghe cô hát “Bên cầu biên giới” ở pḥng trà Queen Bee khoảng năm 1969.
Khánh Ly về hát ở Việt Nam đă là sự thật cho dù cô vẫn chưa chính thức xác nhận, mà có lẽ, với con người và tính cách của Khánh Ly, cô sẽ không xác nhận ǵ nhiều hơn việc đă ồn ào trên công luận. Sự kiện, đă ít nhiều khơi dậy lên những cảm xúc trái chiều từ thâm tâm rất nhiều người đă yêu tiếng hát của cô, dĩ nhiên trong đó có tôi. Nói là “cảm xúc trái chiều”, cũng khó mà giải thích cho đúng nghĩa khi bừng bừng lửa giận cũng là lúc tiếc nuối ngậm ngùi. Khi muốn chấm câu... “Hết rồi, Khánh Ly” cũng đă ngập ngừng... “có khi ḿnh chưa hiểu hết”...
Với những suy nghĩ như thế, tôi lại ngộ ra nhiều điều mà từ trước tới nay, dù Khánh Hà, Tuấn Ngọc hay rất nhiều ca sĩ khác về nước, đă không nghĩ đến.
Như chúng ta đều biết việc hai chiều xuôi ngược của quá nhiều ca sĩ thay nhau lên sân khấu của cả hai phía trong nước và hải ngoại chắc chắn đă là một phần quan trọng trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36 của Hà Nội. Người Việt Hải ngoại là mục tiêu chính, nhưng chỉ là tác nhân thụ động, v́ chúng ta không thể “Thực hiện nghị quyết” để đối kháng. Thế nhưng, điều mà Hà Nội không nghĩ đến hoặc kiêu căng không tính đến là phản ứng tự vệ của văn hóa, và đó chính là thất bại không lường trước được của “Nghị quyết 36", trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.
Dĩ nhiên, khi các ca sĩ hải ngoại về hát, đều phải chọn bài hát và tác giả trong danh mục đă được chính quyền cho phép. Chúng tôi không thể để đọc hết danh mục đó, và người viết cũng không chắc trong đó có “Hà nội, niềm tin và hy vọng”..., hoặc “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Tiếng chày trên sóc Bom bo”- những bài hát chắc chắn không bị cấm ở Việt Nam. Thế nhưng, nếu không nói là tất cả th́ cũng hầu hết ca sĩ hải ngoại đều chọn và tŕnh diễn chỉ các bài hát của miền Nam trước 1975, với phong cách tŕnh diễn rất Sài G̣n. Nghĩa là “Nhạc vàng”, và đă được khán giả trong nước nồng nhiệt ủng hộ, không hề có một cuộc biểu t́nh phản đối nào ở Sài G̣n, Hà Nội hay bất cứ nơi nào khác cho dù do chính quyền tổ chức. (Chính quyền là chuyên viên tổ chức “nhân dân tự phát”). Không ai hát “át tiếng bom rền”... Điều quan trọng là họ về, hoàn toàn tự do, không mang trong chuyến lưu diễn của họ bất cứ nghị quyết nào của của “Việt Nam Hải ngoại". Thế nhưng chính họ, vô t́nh đă chiến đấu trong mặt trận “văn hóa dân tộc", đối kháng với “văn hóa đảng tính”. Trong thâm tâm, họ biết, và họ đă khẳng định đứng về phía “Nhạc vàng hay nhạc đỏ”.
Ngược lại th́ sao?
Dù Đàm Vĩnh Hưng là đoàn viên Thanh niên Cộng sản, hoặc Quang Dũng đă là một giọng ca nam giàu có, hay Mỹ Tâm “diva” ǵ đó ở Việt Nam, khi ra hải ngoại, họ ư thức được rằng, họ vẫn phải tuân theo đường lối văn nghệ của đảng, ṿng kim cô trên đầu họ vẫn nguyên vẹn cho dù họ đang tŕnh diễn trên một sân khấu tự do, thế nhưng, thay v́ hát “Em nông trường, anh biên giới” hay “Huyền thoại mẹ”..., họ vẫn chỉ hát những nhạc phẩm của các tác giả Miền Nam trước 1975. Nhạc vàng chính hiệu, v́ họ biết chắc, khán giả hải ngoại không thể nghe những tác phẩm âm nhạc chỉ đáng để hát “trên loa phường”, những bài “Nhạc đỏ”. Những bài hát thậm chí làm mất tư cách của họ.
Ca sĩ Khánh Ly
Nguồn: OntheNet
Văn hóa Việt Nam Cộng ḥa đă được phía bên kia gom chung vào một giỏ: “Văn hóa phản động - đồi trụy” mà ngay sau tháng 4 năm 1975, kẻ chiến thắng đă quyết liệt tiêu diệt, đốt sách, đốt nhạc hàng đống cao như núi, đốt băng nhựa khói phủ ngập trời. Văn nghệ sĩ miền nam, những “Tên xung kích của chủ nghĩa thực dân mới” như họ gọi, đều lần lượt vào tù. Thế nhưng ba mươi bảy năm sau, họ đă không làm đươc điều họ muốn, ngược lại, chính họ đă bị chinh phục bằng nền văn hóa nhân bản và dân tộc của chúng ta. Việc “nhạc vàng” được công khai yêu chuộng, và các tác phẩm của văn học miền nam được công khai hoặc lén lút tuần tự tái bản, phổ biến, cho dù các tác giả đă từng bị tù đày đă trả lời thỏa đáng câu hỏi “ai thắng ai”.
Không biết con ngáo ộp “Nghị quyết 36” có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều, bao nhiệu mặt trận, nhưng trên mặt trận văn hóa, nghị quyết 36 đă hoàn toàn thất bại như đă thất bại ở quốc nội.
Văn hóa Mông Cổ và Măn Thanh của các nhà nước từng chiến thắng và thống trị Trung hoa đă bị đồng hóa và tan biến vào nền Văn hóa Trung hoa theo quy luật tự nhiên. Có lẽ Hà nội đă không đủ thông minh để chiêm nghiệm điều đó.
Trở về trường hợp của Khánh Ly. Trong một Video clip, cô đă hóa giải rất hay trước thái độ chống đối tại môt chương tŕnh nhạc Trịnh công Sơn được tổ chức ở Nam Cali, không biết Khánh Ly đă có bài hát nào trong bối cảnh chỉ có thể “đối thoại bằng âm nhạc” ở trường hợp sự kiện đó sẽ xẩy ra tại Hà Nội, với một nội dung khác?
Denver, Oct. 2012
(*) Nhạc: Nam Lộc
(**) Nhạc: Việt Dzũng
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.