Nói chuyện với chúng tôi, một vị cán bộ văn hóa xă Nghinh Tường cho biết: "Ở đây thỉnh thoảng vẫn có người đào được những mảnh gốm sứ, hay những đồ nh́n h́nh thù lạ mắt". Phải chăng v́ những mảnh gốm chẳng biết nguồn gốc từ đâu ấy đă khiến biết bao nhiêu người phải khuynh gia bại sản v́ kho báu.
Bán trâu, bán nhà để lùng kho báu
Ông Nông Văn Diễn, người xă Nghinh Tường bắt đầu kể lại cái "thời nông nổi" của ḿnh: "Tôi c̣n nhớ hôm đó là một ngày trời nắng chang chang, cách đây khoảng 8 năm về trước. Khi ấy tôi đang nằm trong nhà th́ một "ông thầy" người Trung Quốc không biết từ đâu đến bảo rằng, làng này có kho báu. Thế là ông ta đă rủ rê được gần chục người trong làng đi theo, trong đó có tôi".
Khi đó, nhà ông Diễn rất nghèo nhưng v́ cái kho báu và ḷng tham nên ông đă cất bước theo người thầy kia không một chút suy nghĩ. "Ông ấy thề thốt là làng này có kho báu. Chúng tôi cứ đi theo ông ấy đi t́m và nếu được th́ sẽ chia đều cho mọi người. Tin theo lời rủ rê mê muội, tôi và một số thanh niên khác trong làng đă bán hết trâu, hết lợn, thậm chí có người bán đất, nhà lấy tiền mua lương thực cho cuộc hành tŕnh đi t́m kho báu", ông Diễn nhớ lại.
"Báu vật" của ông Nước.
Ông Diễn kể tiếp: "Ngày đó, bọn tôi có gần 10 người, h́ hục băng đồi vượt núi, đi phát cây t́m kho báu. Ông thầy người Tàu dẫn tới đâu th́ chúng tôi đi tới đó.
Người này nói chỉ cần t́m thấy ḥn đá quan tài là sẽ thấy kho báu nhưng kết quả chỉ là sự thất vọng tràn trề. Sau nhiều ngày lặn lội nơi rừng thiêng nước độc, chúng tôi cũng t́m ra ḥn đá quan tài nhưng rồi cũng chẳng có ǵ. Cả đoàn lại tiến sâu hơn vào bên trong theo những "cái chỉ tay" của ông thầy kia".
Khi mọi người đang chán nản th́ bất chợt họ gặp một hiện tượng lạ. Đó là giữa rừng lau bạt ngàn xuất hiện hàng chục tảng đá nhỉnh hơn cái phích nước, h́nh đầu rùa đứng xếp theo hàng rất trật tự. Mọi người hồ hởi, cởi bỏ được gánh nặng và tin tưởng rằng, những tảng đá đó do người ta đục và xếp là dấu hiệu của người xưa để lại. Có thể kho báu đang ở dưới chân ḿnh. Nghĩ vậy, không ai bảo ai, họ lại lao vào t́m kiếm. Cứ như thế, cuộc t́m kiếm kéo dài trong suốt 2 tháng.
Sau chuyến đi đó, trong làng không ai c̣n nghĩ đến chuyện sẽ đi t́m kho báu để đổi đời nữa. Bản thân gia đ́nh ông Diễn tưởng sẽ được hưởng sang giàu nhưng ngờ đâu lại trở thành tay trắng. Cả gia tài nhà ông chỉ có một con trâu cùng hai con lợn cũng đă "theo gió vào đại ngàn t́m kho báu".
Khi tôi xin ông chỉ đường vào chỗ "Thạch Quy trận" th́ ông Diễn vội xua tay: "Chỗ đó xa lắm, không đi được đến đó đâu. Với lại chúng tôi đă t́m nát cả khu đó rồi nhưng cũng chẳng có ǵ". Tuy nhiên khi tôi hỏi liệu trong xă ḿnh có kho báu hay không th́ ông lại cho biết: "Chắc là xă này có kho báu thật. Bởi tôi vừa nghe thông tin, một người dân trong làng đă đào được vàng. Cách đây 2 năm c̣n có người t́m được hàng trăm bộ bát đĩa cổ ở trong hang Dơi nữa". Nói đến đây, khuôn mặt ông Diễn hiện lên nhiều vẻ bí hiểm.
Ông Diễn nói chuyện với PV.
Cán bộ văn hoá xă nhặt được "báu vật"?
Tin đồn về ông Nông Văn Nước (cán bộ văn hoá xă Nghinh Tường) cách đây 2 năm đă nhặt được 2 chiếc đĩa cổ đă được người dân truyền tai nhau từ lâu. Để t́m hiểu thực hư, chúng tôi đến thăm nhà ông. Đó là một ngôi nhà sàn cũ kĩ nằm dưới một con dốc trong Bản Nhàu.
Vị cán bộ văn hóa xă kể: "Tôi nhặt được nó trong một trận lụt cách đây 2 năm. Thật khó để xác định được điểm xuất phát của chiếc đĩa. Tôi chỉ biết rằng, con nước từ chân núi Xà Hon đă tràn vào và mang chúng tới gần vườn nhà tôi. Tôi có nhặt được 2 chiếc nhưng năm ngoái có người bạn ở thành phố về chơi thấy nó hay hay nên đă xin một cái, c̣n mỗi một cái th́ không may tôi đă làm sứt mất một góc". Nói xong ông Nước tḥ tay lên xà nhà lôi xuống một chiếc đĩa tráng men xanh trắng mà theo ông đó là đồ cổ. Ông đặt trên bàn cho những vị khách đường xa chiêm ngưỡng.
Theo quan sát của chúng tôi, đồ vật mà ông Nước gọi là cổ vật là một miếng sứ đă bị sứt mẻ nham nhở. Trên miếng sứ đó được tráng men và có in h́nh hoa văn màu xanh. Không phải là dân trong ngành khảo cổ nên chúng tôi không dám chắc đó là đĩa cổ hay báu vật.
Có lẽ hiểu được ư chúng tôi, ông Nước giải thích: "Cái đĩa kia tôi tặng cho người bạn ở dưới thành phố, ông ấy là một người khá hiểu biết về đồ cổ. Chính ông ấy nói với tôi rằng, chiếc đĩa này được làm từ thế kỷ 19. Tôi th́ cũng chẳng biết ǵ về đồ cổ cả. Thấy ông ấy nói thế th́ cũng biết vậy thôi". Nói rồi ông cầm mảnh sứ, bọc vào một mảnh vải rồi cất về chỗ cũ.
Khi chúng tôi hỏi về một người dân đă nhặt được hàng trăm bộ bát đĩa cổ ở hang Dơi, ông Nước liền cho biết, đó là một người Dao ở Na Hấu. Cách đây mấy năm, ông ấy vào rừng và đă nhặt được hàng trăm bộ bát đĩa cổ trong cái hang Dơi trên núi Xà Hon. Tuy nhiên, người đó đă chết từ năm ngoái. Số bát đĩa cũng đă được con trai ông ấy bán đi từ lâu rồi. Giờ cũng chẳng c̣n ǵ nữa.
Sẽ tiếp tục đi lùng kho báu
Khi chúng tôi hỏi về địa chỉ gia đ́nh trong xă đào được vàng, ông Nước tỏ vẻ bí mật: Tôi khẳng định chắc chắn là có gia đ́nh đào được vàng. Tuy nhiên, tôi không thể nói được họ là ai. May mắn và lộc trời cho th́ họ đào được thôi. Tiếng chép miệng tiếc nuối của ông Nước vang lên giữa căn nhà sàn rộng thênh thang. Lúc chúng tôi ra về, ông Nước vừa tiễn khách vừa nói: "Hiện nay kho báu vẫn c̣n nằm ở một nơi nào đó trên núi. Nếu có thời gian và tiền bạc, tôi và mọi người sẽ đi t́m số của cải ấy. Số châu báu là của cha ông để lại nên thế hệ sau có quyền được hưởng".
|
Trung Tuyến, nguoidautin