Một điều khá mới trong Phiên thảo luận của Quốc Hội trong ngày 30 và buổi sáng ngày 31/10 về khó khăn tồn tại về kinh tế - xă hội của 2012 là các ư kiến của thành viên Chính phủ được bố trí phát biểu xen kẽ ư kiến c ủa các đại biểu quốc hội. Tuy không phải phiên chất vấn, nhưng việc bố trí xen kẽ ư kiến của các đại biểu Quốc Hội, các vị Bộ trưởng đă trả lời giải đáp cho đại biểu Quốc hội tạo nên không khí thảo luận trao đi, đổi lại.
Trả lời những băn khoăn của đại biểu liên quan đến lĩnh vực y tế như quá tải bệnh viện, giá dịch vụ y tế, và vấn đề an toàn thực phẩm, ư kiến của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến được cử tri cả nước rất quan tâm. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn của người đứng đầu ngành y tế khi tương lai bảo hiểm sẽ được triển khai đến toàn dân.
|
Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến |
Nói về câu chuyện nóng nhất trong lĩnh vực y tế: Quá tải bệnh viện – bộ trưởng cho biết: đây là một thực trạng rất nhức nhối đối với người dân, nguyên nhân th́ v́ số giường bệnh của chúng ta quá thấp mới đạt 22,5 giường/10 vạn dân, trong khi đó yêu cầu tối thiểu là phải 33 và đối với các nước xung quanh th́ 80-100, thậm chí 140. Một nguyên nhân nữa là tập trung nhiều ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do số giường, đặc biệt là 5 chuyên khoa là ung bướu, tim mạch, ngoại chấn thương chỉnh h́nh, nhi, sản.
Sự phân bố không đồng đều của các bác sỹ cũng như trang thiết bị xuống tuyến dưới cũng là một nguyên nhân Bộ trưởng cho rằng đă khiến các bệnh viện tuyến trung ương luôn trong t́nh trạng quá tải.
Trong vai tṛ Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đă xây dựng đề án tŕnh Chính phủ và sắp được phê duyệt gồm những giải pháp chính là tăng số giường bệnh ở những chuyên khoa quá tải ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Bệnh viện ung bướu cơ sở 2 tại Thanh Tŕ đă được đi vào hoạt động, và sắp ra cơ sở 2 của Bệnh viện nội tiết. Khoa ung bướu, tim mạch Bệnh viện Bạch Mai hiện nay đă tăng được 200 giường bệnh, các cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh đă tăng khoảng 500 giường ở các cơ sở bệnh viện tuyến huyện và Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án đă tŕnh Chính phủ trong tháng qua.
“Ngoài ra, chúng tôi đang xây dựng và chuẩn bị phê duyệt bệnh viện vệ tinh đối với 5 chuyên khoa ở các tỉnh có khả năng, sau khi dự án bệnh viện vệ tinh thành công th́ những tỉnh này có thể tự điều trị mà không cần phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên với sự hỗ trợ của tuyến trên cả về con người, cơ sở vật chất và kỹ thuật.” – Bộ trưởng nói.
Đề án bác sỹ gia đ́nh cũng là giải pháp theo bộ trưởng sẽ được thực hiện để giảm tải. Đề án này sẽ triển khai ở một số tỉnh quá tải. Đồng thời tăng cường đưa bác sỹ về địa phương. Trong tháng tới Bộ Y tế sẽ làm một đề án với khoảng 100 bác sỹ trẻ xung phong về 63 huyện nghèo đối với những bác sỹ tốt nghiệp loại Khá, Giỏi được đào tạo một năm các chuyên khoa mà 63 huyện nghèo cần thiết để giúp tăng cường chất lượng của tuyến dưới kèm theo th́ Chính phủ cũng đă có những nguồn cung về trái phiếu qua Đề án 47930 đối với bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện và sắp tới cũng dành một số kinh phí cho bệnh viện tuyến Trung ương
.
Về giá dịch vụ y tế, Bộ trưởng bộ Y tế bày tỏ: giá dịch vụ hiện nay được quy định từ trên cơ sở giá cả của 17 năm trước, và cũng chỉ tính một phần, hiện nay đă quá lỗi thời v́ lương đă tăng lên 8 lần và giá lên 3 lần và thời điểm đó thu nhập của người dân chỉ khoảng 3 - 5 triệu mà hiện nay đă trên 1000 USD. V́ thế không thể để giá dịch vụ quá thấp để dân phải chịu quá khổ. Quy định niên nay đă điều chỉnh 3/7 yếu tố bởi những chi phí trực tiếp là thuốc, dịch truyền, các hóa chất.
Việc tăng chi phí khám chữa bệnh theo Bộ trưởng là rất hợp lư. Có ư kiến cho rằng việc tăng như vậy có ảnh hưởng đến người nghèo, người chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những đối tượng này đă được Chính phủ mua hết thẻ bảo hiểm y tế.
Nói riêng về bảo Hiểm Y tế, Bộ trưởng phát biểu: Đây là một khát vọng rất cháy bỏng nhưng cũng đầy thách thức đối với những nước đang phát triển. Việt Nam cũng tiên phong tham gia với Ngân hàng thế giới và các tổ chức quốc tế xin được cố gắng đến năm 2020 đạt ít nhất 80%, hiện nay đă phủ 68%. Đảng và Nhà nước chúng ta đă có một chính sách ưu việt mà nhiều nước đáng học tập kinh nghiệm, tức là chúng ta ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người hưu trí và hiện nay ưu tiên cho người cận nghèo là 70%. Mệnh giá của chúng ta rất thấp là hơn 500.000đ nhưng gói dịch vụ của chúng ta rất tốt, kế cả can thiệp tim mạch, kể cả bệnh ung thư, rất nhiều bệnh nhân ung thư chữa chạy mất hàng tỷ đồng mà bảo hiểm cũng thanh toán. Tuy nhiên để dự pḥng v́ có thể cạn quỹ chúng tôi đă cố gắng cùng với bảo hiểm xă hội lên các danh mục thuốc, danh mục các dịch vụ cùng chia sẻ với nhau để một bên cung cấp dịch vụ, một bên trả tiền mang lại quyền lợi cho người dân trong nguồn kinh phí hạn hẹp.
Trong tương lai chúng tôi cũng cố gắng đề nghị tăng tỷ lệ bao phủ cho cả hộ nông dân thuộc diện trung b́nh, hiện nay cũng đang đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội quan tâm đến hộ nông dân thuộc diện trung b́nh, tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng khó. Thứ hai là đối với học sinh, sinh viên mà khó khăn, tuy nhiên rơi vào nhà nghèo với cận nghèo th́ đă được tách. Thứ ba là một số hộ ngư dân, diêm dân và ngư nghiệp khác trong tương lai chúng tôi nghĩ rằng tỷ lệ này sẽ cố gắng đạt được như Chính phủ đă chỉ đạo.
Trong tháng tới Bộ Y tế sẽ tŕnh Chính phủ một đề án tiến tới lộ tŕnh bảo hiểm y tế toàn dân do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban chỉ đạo.”
Về vấn đề an toàn thực phẩm,Bộ trưởng bộ Y tế bày tỏ sực chia sẻ những nhức nhối mà các đại biểu phát biểu. Theo bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, khẳng định có t́nh trạng nhập lậu và không phải đường chính ngạch của các thực phẩm qua biên giới mà trên báo chí đă nêu. Và việc phát hiện những sự vụ này không thể là việc mà riêng Bộ Y tế có thể làm được.
Trả lời ư kiến về vấn đề xử lư rác thải y tế chất thải rắn của đại biểu tỉnh Hải Dương nêu ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Chính phủ đă phê duyệt quyết định để hỗ trợ về đề án xử lư chất thải rắn, chất thải lỏng tuy nhiên kinh phí chưa có. Đến nay Bộ Y tế đă đề nghị được một nguồn ODA của Ngân hàng thế giới 150 triệu đôla, đang làm được khoảng 25 tỉnh và sẽ cuốn chiếu đến ṿng 2 là 25 tỉnh nữa đó là xử lư chất thải lỏng. Ngoài ra chất thải rắn Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đă tiến hành tuy nhiên rất nhiều công nghệ khác nhau và đây là một quá tŕnh các nước đang phát triển phải đối mặt, với nguồn ngân sách hạn hẹp các địa phương đều phải có nỗ lực từ các nguồn ngân sách, các nguồn ODA và nguồn hợp pháp, kể cả xă hội hóa.
Bên hành lang Quốc Hội, trả lời Pháp luật Việt Nam online về mô h́nh "tự nguyện, chất lượng cao" trong các bệnh viện công hiện nay, mà theo nhiều người đó là sự phân biệt, làm rơ ranh giới người giàu người nghèo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn: Cách hiểu như thế là hoàn toàn sai. Mô h́nh tự nguyện, chất lượng cao trong các bệnh viện công hiện nay đáp ứng nhu cầu của thực tế xă hội. Một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế, họ có nhu cầu được sử dụng dịch vụ cao hơn. Về chất lượng khám, chữa bệnh th́ mọi người bệnh đều được hưởng như nhau, điểm khác ở đây chỉ là phần dịch vụ cao hơn. Việc khu biệt một đối tượng người có khả năng kinh tế cao hơn cũng là cách để giúp cho các bệnh nhân khó khăn khi số tiền dịch vụ này sẽ được dùng lại để tái đầu tư cho cả bệnh viện. Thêm nữa, việc tổ chức các mô h́nh chất lượng cao cũng là để giữ người bệnh, hạn chế các trường hợp người bệnh phải ra nước ngoài chữa trị, với khoản chi phí rất lớn trong khi các bệnh viện trong nước hoàn toàn có thể chữa được, họ ra nước ngoài chỉ v́ vấn đề quá tải, dịch vụ của chúng ta.
Nhật Thanh