Chuyện "nhỏ hơn con thỏ", tức con gà cũng phải lên bàn… nghị sự của Quốc hội. Hàng chục tấn gà thải loại từ Trung Quốc qua đường nào đó, không phải tiểu ngạch và cũng chẳng phải chính ngạch (nếu qua đó đă phát hiện ra), đổ lên bàn ăn của chúng ta dưới dạng luộc lá chanh, rang muối, rán vàng, thậm chí nấu cháo, làm cho thực khách không thể phát hiện được nó là thải loại hay không.
|
h́nh minh họa |
Bởi thực trạng trên nên khi Phó Thủ tướng Chính phủ khuyên các đại biểu không nên dùng thịt gà th́ nhận được những tràng cười không… tán thưởng. Và, Chủ tịch Quốc hội cũng thừa nhận là khi gà đă nấu cháo làm sao mà nhận ra "xịn" hay không?.
Gà thải loại với chất kháng sinh và các chất khác tồn dư trong thịt gây độc hại lâu dài cho sức khỏe người ăn. Nó c̣n phá hoại ngành chăn nuôi gia cầm nhỏ bé của Việt Nam v́ giá rẻ và nó đi đến đâu th́ lây dịch bệnh đến đấy cho đàn gà sạch của chúng ta.
Mua nó dù là thải loại nhưng cũng phải bằng ngoại tệ, góp phần chảy máu nguồn ngoại tệ nước nhà. Nhập lậu nên nó không phải đánh thuế, nhân dân thiệt đơn c̣n Nhà nước thiệt kép. Nó giết chết người ăn một cách từ từ nhưng bóp chết người chăn nuôi gia cầm tức khắc.
Nó là thứ nguy hiểm như vậy nhưng chưa có cách nào ngăn nó một cách hiệu quả. Bởi những người nhập thứ hàng kinh khủng này có nhiều thủ đoạn tinh vi mà cơ quan chức năng của ta chưa thể lập tức nghĩ ra cách đối phó. Ví dụ, họ áp dụng chiến thuật “thập diện mai phục”, lại c̣n xé lẻ ra đi theo nhiều đường khác nhau, trà trộn chúng với đám gà quê trước khi ra tỉnh.
Thêm nữa, bọn gà thải loại này sẽ được các ḷ mổ dọc đường nồng hậu tiếp nhận và nó tiến vào đô thị sạch sẽ, trong túi ni lông và trong thùng xốp, có khi lại c̣n được đóng dấu kiểm dịch, cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm hẳn hoi.
“Vỏ quưt dày ắt có móng tay nhọn”, theo chỉ đạo của Chính phủ, hết tháng 11 năm nay, UBND thành phố Hà Nội sẽ làm xong Đề án quản lư và vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn Thủ đô. C̣n ở cấp vĩ mô th́ Bộ Công thương sẽ chủ tŕ xây dựng Đề án cấp quốc gia về vận chuyển gia cầm không rơ nguồn gốc.
“Mất ḅ mới lo làm chuồng”, tuy nhiên, không biết “chuồng” bao giờ mới xong, có đủ kín để giữ “ḅ” không?...
Nhị Ngọc