Con số 67.000 tỷ USD của hệ thống tín dụng đen toàn cầu đă gây sửng sốt cho nhiều người. Tuy nhiên, đáng lẽ sự thực này phải được phát hiện ra sớm hơn.
Trong thời kỳ tín dụng bùng nổ năm 2006 và 2007, Paul Tucker – người giờ đây đang là Phó Thống đốc NHTW Anh (BoE) – đă cố gắng lên tiếng cảnh báo về t́nh trạng tín dụng đen đang bao phủ hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong một vài bài phát biểu, ông cảnh báo rằng mạng lưới tín dụng đen ở London có nguy cơ tạo nên những rủi ro trên toàn hệ thống. Vào thời điểm đó, lời cảnh báo của ông đă bị phớt lờ. Tuy nhiên, trong tuần này, lời cảnh báo ấy đă được chứng minh: Ủy ban ổn định tài chính (Financial Stability Board - FSB) vừa công bố báo cáo cho thấy hệ thống tín dụng đen trên toàn thế giới có qui mô lên đến 67.000 tỷ USD.
Việc FSB công bố số liệu có thể được coi là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt ra câu hỏi tại sao phải mất tới 6 năm sau, các nhà làm luật mới bắt đầu hành động. Đằng sau câu chuyện này là những lỗi lầm về chính sách trong quá khứ và cả những thách thức cho tương lai.
Cách đây một vài thập kỷ, khi những người như ông Tucker bắt đầu sự nghiệp của họ, các định chế tài chính như BoE đều có những qui tắc chung rất chặt chẽ: nhân viên được thuyên chuyển giữa các pḥng ban, những sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng một cách kỹ càng và các quan chức cấp cao giải quyết các vấn đề phát sinh bằng cái nh́n hết sức khách quan.
Tuy nhiên, khi BoE bắt đầu được phép hoạt động độc lập từ năm 1997, các nhà kinh tế học có bằng tiến sĩ xuất hiện nhiều hơn. Có vẻ như các chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ đă rời xa những biến động thực tế trên thị trường tài chính.
Điều này có một phần nguyên nhân là bởi Cơ quan dịch vụ tài chính (Financial Services Authority - FSA) đă trở thành cơ quan đảm đương trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các nhà kinh tế học đă ít quan tâm hơn đến những vấn đề nằm sâu trong hệ thống tài chính.
Dường như, đối với các nhà kinh tế học, các CDO (Collateralised debt obligations - nghĩa vụ nợ có thế chấp) và SIV (structured investment vehicles - cỗ máy đầu tư cấu trúc, loại h́nh tổ chức huy động vốn ngắn hạn bằng việc phát hành thương phiếu với lăi suất thấp, đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản với lăi suất cao) không hề có mối liên hệ nào với nền kinh tế hoặc thậm chí là với cả các chính sách tiền tệ.
Trước t́nh trạng này, một số nhà điều hành cũng đă lên tiếng và trong đó ông Tucker chính là một ví dụ điển h́nh. Khi trở thành người phụ trách thị trường tại BoE cách đây 1 thập kỷ, ông đă nhận ra rằng các giao dịch liên quan đến CDO và SIV ảnh hưởng đến ḍng chảy tín dụng. Ông cũng kiến nghị các nhà quản lư phải phân tích rơ ràng về những tác động này.
Tuy nhiên, nỗ lực của ông vấp phải ít nhất là 2 chướng ngại vật rất lớn.
Thứ nhất, vẫn chưa thể xác định rơ ràng ai sẽ là người phân tích các hoạt động phi ngân hàng này. FSA quản lư hoạt động mang tầm vi mô của các ngân hàng c̣n BoE quản lư sự ổn định của hệ thống tài chính trên tầm vĩ mô. Trong khi đó, CDO và SIV là 2 loại h́nh nằm giữa 2 cấp.
Thứ hai, bản thân cụm từ "tài chính phi ngân hàng" không phải là từ gây được nhiều sự chú ư. Tucker cũng đă cố gắng t́m kiếm từ thay thế nhưng ông đă thất bại.
Trên thực tế, chỉ đến khi Paul McCulley, chuyên viên cấp cao tại quỹ đầu tư trái phiếu Pimco, sử dụng thuật ngữ "shadow banking” - ngân hàng trong bóng tối, tín dụng đen - tại hội nghị Jackson Hole hồi tháng 8/2007, cụm từ này mới gây được nhiều sự chú ư. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cuối cùng cũng bắt đầu thảo luận về CDO và SIV.
Trong thời gian gần đây, tín dụng đen đă nhận được sự theo dơi sát sao của các cơ quan điều hành. Tuy nhiên, sự việc này cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm. Rất có thể, những lỗ hổng của không chỉ hệ thống tài chính mà của cả nền kinh tế sẽ không được đánh giá đúng mức chỉ v́ chưa thể có được tên gọi xác đáng và thu hút được nhiều sự chú ư.
Thu Hương
Theo TTVN/FT