Những người giàu ở Trung Quốc đang thi nhau t́m kiếm cơ hội nhập cư sang Mỹ, Australia và Canada sống, coi đây như một giải pháp hữu hiệu để có cuộc sống ít căng thẳng hơn, bầu không khí sạch sẽ hơn và trường học tốt hơn cho hậu duệ của họ.
|
Với gia sản hơn 10 triệu nhân dân tệ (NDT) (1,6 triệu USD), 16% trong số đó đă có nhà ở nước ngoài và 44% đang có ư định di cư |
Mơ ước cuộc sống có tiền cũng không mua được
Ở tuổi 49, Wang Zeqiang đă đạt được mọi thứ mà người khác chỉ dám mơ ước. Giờ đây thứ duy nhất mà Wang c̣n thiếu và cũng là điều anh ta thèm khát nhất, chính là một chiếc hộ chiếu nước ngoài. "Sống ở Trung Quốc nhiều áp lực quá" - Wang nói - "Tôi muốn có một cuộc sống thư giăn, hạnh phúc". Gần đây Wang đă thuê một công ty tư vấn đề giúp anh định cư ở Australia. Anh chưa từng tới quốc gia này, nhưng đă ngắm nó qua Internet và thấy điều anh đang t́m kiếm: Những vùng trời xanh ngắt, không gian mở thoáng đăng.
Wang là đại diện cho một lớp người có mong muốn di cư mới ở Trung Quốc. Họ không ra nước ngoài t́m kiếm cơ hội làm giàu. Họ cũng không ra nước ngoài để hoạt động chính trị, mà muốn có được một cuộc sống với chất lượng cao, mà ngay cả khi có tiền cũng không mua được tại Trung Quốc.
Một cuộc thăm ḍ gần đây nhắm vào những người Trung Quốc với gia sản hơn 10 triệu nhân dân tệ (NDT) (1,6 triệu USD) cho thấy 16% trong số đó đă có nhà ở nước ngoài và 44% đang có ư định di cư. Nhiều người dẫn lư do bầu không khí ô nhiễm, t́nh trạng tham nhũng kinh niên, hàng hóa nhiễm độc xuất hiện tràn lan và hoạt động chăm sóc y tế tồi là lư do để họ muốn rời đi.
Làn sóng di cư của những người trung lưu và thượng lưu Trung Quốc đă khiến chính quyền đau đầu, bởi nó có thể gây ra các tác động kinh tế nghiêm trọng. Nguyên nhân do lớp người này ra đi đă mang theo tài sản và các kỹ năng kinh doanh quư báu của họ.
Nhằm ngăn chặn tiền bị rút khỏi Trung Quốc, luật pháp nước này đă cấm người dân không được chuyển hơn 50.000 USD ra khỏi đất nước mỗi năm. Nhưng việc lách luật lại không hề khó.
Mỹ, Úc, Canada, những đích đến được ưa chuộng
Khi đưa được tiền ra nước ngoài, những người Trung Quốc giàu có đă thi nhau mua nhà và họ hy vọng đây sẽ là bước đi đầu tiên để có hộ chiếu mới. Thực tế nhiều chương tŕnh nhập cư của nước ngoài thường có liên quan tới việc kêu gọi những người giàu bỏ tiền đầu tư, hoặc vào bất động sản hoặc vào hoạt động làm ăn. Mỹ gần đây mới gia hạn việc cấp visa EB-5. Đây là dạng thị thực nhập cảnh cấp cho các doanh nhân đầu tư tối thiểu một triệu USD vào các hoạt động kinh doanh có thể tạo ra ít nhất 10 việc làm cho dân địa phương.
Hàng chục các công ty tư vấn di cư, với những cái tên mời gọi như Công ty Dịch vụ nhập cư, Công ty cung cấp lối thoát Hoàng gia... đă mọc lên trong mấy năm gần đây. Trang web của họ luôn tràn ngập các bức ảnh chụp những hồ bơi rộng lớn, bầu trời xanh, các công tŕnh nổi tiếng của thế giới như tượng Nữ thần tự do, Nhà hát con ṣ Sydney. Những người giàu Trung Quốc th́ đua nhau lướt trên Internet, xem giá bất động sản và điều kiện học hành, chữa bệnh trong danh sách "Các điểm đến đáng sống nhất thế giới".
"Nước Mỹ hiện vẫn là giấc mơ của mọi người, nhưng người ta lại lo lắng về vấn đề phạm tội" - Leon Zhong, Chủ tịch công ty tư vấn Xinhaowei, một trong những doanh nghiệp tư vấn nhập cư lớn nhất ở Trung Quốc nói - "Nh́n chung, những người thích làm ăn sẽ tới Mỹ sống. Trong khi những người trẻ tuổi lành nghề lại thích chọn Australia".
Nh́n ở khung cảnh rộng lớn hơn, có thể thấy người giàu Trung Quốc đang bi quan với cuộc sống trong nước. Họ mệt mỏi trước các cuộc thi đầu vào đại học, trước giá nhà đất cao ngất ngưởng, không gian sống chật hẹp. "T́nh trạng khan hiếm là một trong những lư do thuyết phục nhất để người ta muốn di cư" - Zhong cho biết - "Thẳng thắn mà nói, ô nhiễm cũng là yếu tố mang tính quyết định. Đó là không khí bẩn và thực phẩm độc hại".
Zhong, người đă hoạt động trong lĩnh vực nhập cư từ năm 1995, nói rằng hàng trăm gia đ́nh mà ông giúp ra nước ngoài sống đă có những lư do di cư hết sức khác nhau. Với bản thân Zhong, sau một lần bị ốm, mệt mỏi với việc phải xếp hàng dài để được bác sĩ chăm sóc, ông đă quyết định dọn tới Australia. "Ở Melbourne, tôi chỉ việc gọi điện cho bác sĩ và có một cuộc hẹn" - ông nói.
Với Wang, yếu tố quyết định để anh ra đi là t́nh trạng tham nhũng. "Tôi phải tặng quà, biếu tiền... Nếu tôi không làm thế, chẳng ai cho tôi làm ăn. Tôi mệt mỏi v́ chuyện này quá" - anh thổ lộ.
C̣n với Tony Du, 33 tuổi, điều khiến anh lo lắng nhất là vấn đề giáo dục. Anh ta hiện đă có được quyền định cư lâu dài ở Canada, nhờ sang Pháp học và nói thành thục tiếng Pháp, một điều kiện tiên quyết để tham gia một chương tŕnh do tỉnh Quebec của Canada tài trợ. "Con tôi giờ mới chỉ một tuổi rưỡi. Nhưng sau 5-6 năm tới, chúng tôi sẽ di cư để cháu có thể được học tập tốt hơn".
Quê nhà chỉ c̣n là nơi để kiếm tiền
Với phần lớn người giàu Trung Quốc, đích đến của họ vẫn là Mỹ, thông qua visa đầu tư EB-5. Trong năm tài khóa 2011, người Trung Quốc đă chiếm tới 3/4 số người nộp đơn xin visa này. Những người được cấp visa thành công không cần phải nói tiếng Anh thành thục, hoặc có kỹ năng kinh doanh ǵ đặc sắc, họ chỉ cần mang theo tiền. "Tôi thích các dự án nông nghiệp, chế xuất. Bất động sản và khách sạn vốn được ưa thích, nhưng giờ chúng quá mạo hiểm" - Du nói.
Theo Du, bất lợi lớn nhất trong chương tŕnh nhập cư của Mỹ là t́nh trạng nhập cư luôn gắn với hoạt động kinh doanh. "Nếu hoạt động làm ăn thất bát, anh cũng mất luôn thẻ xanh định cư" - Du thổ lộ. Các cánh cửa mở ra cũng sẽ đóng lại. Một chương tŕnh nhập cư Canada vốn thu hút rất nhiều người giờ đă không c̣n nhận đơn mới.
Nhưng Australia vẫn đón người giàu Trung Quốc với số lượng lên tới hàng ngàn, nếu họ có tiền, rất nhiều tiền. Chương tŕnh mới nhất cho phép người Trung Quốc định cư nếu họ bỏ ra 5,2 triệu USD mua trái phiếu kho bạc Australia. Dù tốn kém, người Trung Quốc vẫn ra đi. Năm ngoái, người Trung Quốc đă vượt qua Anh để trở thành nguồn dân di cư lớn nhất của Australia, với 29.547 người di cư thành công.
Yếu tố quan trọng nhất, theo Du, là những người di cư phải giàu có. "Anh cần có ít nhất 500.000 USD tiền mặt" . Du cũng nói rằng phần lớn khách hàng của anh sau khi có cơ hội định cư ở nước ngoài thường sẽ đưa vợ con sang trước, c̣n họ ở lại Trung Quốc để tiếp tục làm ăn. "Nền kinh tế Trung Quốc hiện vẫn đang rất mạnh .Đây là nơi tốt nhất để kiếm tiền, nhưng không phải nơi tốt nhất để sống".
Tường Linh