Gần một thập niên sau cái chết của Yasser Arafat, một nhóm nhà khoa học đă tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trên hài cốt của ông để xác định liệu có phải nhà lănh đạo Palestine này bị đầu độc bằng polonium-210.
Yasser Arafat đă qua đời tháng 11/2004, hưởng thọ 75 tuổi sau một tháng đau ốm. (Ảnh: AP)
Polonium-210 là một nguyên tố hiếm có độ phóng xạ cao và là chất độc đă cướp mạng sống của cựu gián điệp Nga Alexander Litvinenko năm 2006.
Mộ của ông Arafat đă được bịt lại ngay sau khi khai quật và dự kiến vài tháng nữa mới có các kết quả xét nghiệm. Cuộc điều tra làm dấy lên các câu hỏi về mức độ bằng chứng mà các chuyên gia có thể t́m thấy được ở giai đoạn này, và liệu họ có đủ khả năng đưa ra các kết luận rơ ràng hay không.
Hồi tháng 3, các phát hiện đầu tiên về polonium-210 trong các mẫu nước tiểu, máu và quần áo của của ông Arafat được cho là không thuyết phục. Theo các chuyên gia, bằng chứng này đă bị hỏng sau cơn đột quỵ lấy mạng ông.
Nhưng ngay cả nếu cuộc điều tra mới xác nhận sự hiện diện của polonium-210, các nhà khoa học cũng đối mặt với một trở ngại khác - xác định bao nhiêu th́ đủ để giết chết nhà lănh đạo Palestine.
Đối với Bertrand Ludes, giám đốc Viện Pháp Y Strasbourg, khoảng thời gian ít liên quan đến kết quả khoa học. "Nếu có đầu độc bằng polonium th́ chất này sẽ ngấm sâu vào trong các mô của cơ thể và bây giờ vẫn có thể phát hiện ra", ông này cho biết.
Các vấn đề thực sự xung quanh cái chết của Arafat sẽ nổi lên một khi các nhà khoa học hoàn thành công việc của họ, theo ông Ludes.
"Do polonium không tự nhiên có trong cơ thể hoặc trong đất nên một người có thể kết luận rằng ông Arafat đă bị phơi nhiễm chất này theo các cách khác nhau. Đó là lư do cần phải phân biệt giữa những ǵ khoa học có thể hoặc không thể giải thích. Khoa học có thể đánh giá chất lượng và khối lượng polonium nhưng không thể t́m hiểu làm thế nào nó lại hiện diện ở đó. Đó là vấn đề của điều tra tội phạm".
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu pháp y, Tiến sĩ Stuart Hamilton, lại nói rằng 8 năm là một khoảng thời gian dài để chờ đợi thực hiện một cuộc giám định. Việc đi t́m lời giải có thể cực kỳ rắc rối", theo chuyên gia người Anh này.
"Thời gian từ lúc chết đến lúc giám định càng dài th́ càng khó t́m được thông tin bạn cần, và càng khó để giải thích", Tiến sĩ Hamilton nói. "Phân tích thông tin là một phần quan trọng của nghiên cứu pháp y v́ bằng chứng cơ thể thường không đủ để đưa ra câu trả lời".
Các nhà khoa học cần bối cảnh để có được cái nh́n chính xác về cách thức một người nào đó đă chết. Thời gian trôi qua càng dài th́ càng khó để hiểu các bối cảnh xung quanh cái chết đó.
"Nói một cách đơn giản nhất, nếu họ đă xác định được polonium hay chất phóng xạ, th́ nó không nhất thiết trả lời được câu hỏi tại sao ông ấy chết nếu bạn không có giả thuyết thay thế được đặt ra ngay từ ban đầu", Tiến sĩ Hamilton nói.
Ngay cả nếu polonium-210 được t́m thấy trong cơ thể Arafat th́ cũng rất khó xác định được số lượng chính xác chất này vào thời điểm ông chết.
Chất phóng xạ này c̣n được gọi là nửa đời 138 ngày, có nghĩa là chu kỳ bán ră của nó là 138 ngày. Khoảng 21 chu kỳ bán ră này đă qua khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra dấu vết của polonium hồi tháng 3.
"Cố gắng t́m hiểu mức độ phóng xạ là bao nhiêu vào 8 năm trước và liệu nó đủ gây tử vong hay không là điều cực kỳ, cực kỳ khó", Tiến sĩ Hamilton lập luận và cho biết thêm: "Nếu có nhiều điều không chắc chắn trong phân tích pháp y th́ các kết quả xét nghiệm nhiều khả năng cũng sẽ gây tranh căi tại ṭa án".
Thanh Hảo (Theo BBC)