Cô giáo Bùi Thị Phượng, Trường THCS xă Hải Bắc và chồng là thầy giáo Vũ Quốc Đạt, Trường Tiểu học xă Hải Long, huyện Hải Hậu, Nam Định bỗng nhiên nhận được công văn của UBND huyện Hải Hậu cho nghỉ việc “để tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) theo chủ trương chung của tỉnh, của huyện”...
Chuyện o ép người dân GPMB của huyện Hải Hậu từ khi có dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 486B không chỉ dừng lại ở gia đ́nh cô giáo Phượng mà c̣n xảy ra với hàng chục hộ gia đ́nh có con đường đi qua, gây bức xúc trong dư luận.
|
Sở Giao thông Vận tải Nam Định khẳng định không chủ trương ép người dân hiến đất. |
Dự án nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 486B (đường 56 cũ) đoạn từ thị trấn Liễu Đề đến cầu Hà Lạn dài 28,656km, đi qua 2 thị trấn và 11 xă của 3 huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh và Hải Hậu, với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 551,673 tỷ đồng.
Tuyến chính từ thị trấn Liễu Đề đến cầu Hà Lạn có chiều dài 17,8km (đi qua huyện Nghĩa Hưng dài 1,8km, huyện Trực Ninh dài 6,2km, huyện Hải Hậu dài 9,8km) với quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt đường thảm bê tông nhựa hai lớp; cầu và cống thuỷ lợi trên tuyến thiết kế có chiều rộng 12m.
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nam Định, đây là dự án không có phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho đền bù GPMB, tỉnh thực hiện đầu tư theo phương thức phân cấp cho UBND huyện vận động nhân dân chung sức cùng làm đường. Hội đồng GPMB từ cấp tỉnh, huyện đến các xă làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Bà Đỗ Thị Mai trú tại xóm 4, xă Hải Phượng, Hải Hậu cho biết: “Việc chính quyền làm đường chúng tôi hoàn toàn ủng hộ v́ làm đường tỉnh lộ này tốt cho việc đi lại của nhân dân. Nhưng việc cưỡng ép, doạ nạt làm đủ tṛ để lấy đất của dân mà không có thông qua dân th́ chúng tôi không đồng ư. Đây là việc làm tự nguyện chứ không thể ép buộc dân, khi đất ở chúng tôi c̣n không có th́ làm sao hiến đất được?”
Trở lại chuyện gia đ́nh cô giáo Phượng đang đứng trong thế khó khăn chồng chất, nếu bây giờ hiến đất làm đường th́ đường sẽ chạy vào sát sạt ngôi nhà nhỏ, rất bất tiện cho việc đi lại, sinh hoạt, mà nếu không hiến đất th́ bị coi là “chống đối chính sách”.
Mấy ngày này loa đài truyền thanh địa phương bêu riếu gia đ́nh đủ kiểu, anh Đạt cho biết. “Với ngôi nhà nhỏ 35m2 này chúng tôi sẽ sống ra sao khi con đường chạy qua trước mặt, bước chân ra khỏi nhà là đúng mặt đường, không có không gian thềm nhà để xe máy, sinh hoạt. Bên kia đường là con sông rộng sao họ không xây kè bên kia sông lại ép chúng tôi như vậy. Nếu đất nhà tôi rộng răi tôi tự nguyện hiến đất làm đường, nhưng thực tế gia đ́nh tôi không thể hiến đất được nữa”.
Anh Đạt cũng cho biết, huyện thông báo dự án này không có tiền đền bù nhưng khi người dân hỏi công văn ở đâu th́ họ không có và chỉ truyền miệng.
Trao đổi với
PLVN, ông Chánh văn pḥng UBND huyện Hải Hậu Đỗ Thanh Hưng cho biết, có công văn chỉ đạo nhưng ông t́m không thấy và nói sẽ gọi điện cho phóng viên khi t́m thấy công văn, những măi không thấy ông gọi lại, trong khi chúng tôi gọi cho ông th́ ông không nghe máy.
Theo tờ tŕnh số 1075/SGTVT-GPMB của Sở GT-VT tỉnh Nam Định về việc giao nhiệm vụ cho các địa phương thực hiện công tác GPMB dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 486B th́ “ UBND các huyện thành lập Hồi đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GPMB theo các quy định hiện hành”.
Vậy theo văn bản này th́ những hộ dân hiến đất phải được bồi thường, hỗ trợ. Liệu có hay không chuyện "ỉm" đi tiền GPMB?. Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Lê Nguyên Khính, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Nam Định cho biết: Đây là dự án theo Chương tŕnh xây dựng Nông thôn mới. Chủ trương của tỉnh là vận động dân hiến đất, chứ không hề có chuyện ép dân phải hiến đất, đó không phải là chủ trương của tỉnh khi làm con đường này”.
Vậy là việc ép người dân hiến đất một cách thái quá ở huyện Hải Hậu đang đi ngược với chủ trưởng của tỉnh Nam Định trong dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 486B.
Trên trang web của Sở GT-VT Nam Định có bài “Phát triển giao thông - Động lực phát triển kinh tế” của ông Lê Nguyên Khính, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Nam Định.
Bài viết cho biết: “Hưởng ứng phong trào xây dựng Nông thôn mới, phong trào giao thông nông thôn (GTNT) phát triển, các dự án xây dựng công tŕnh giao thông được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh đă góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện rơ rệt đời sống nhân dân. Đặc biệt với dự án WB3 với kế hoạch vốn 4,1 triệu USD cho 29 tuyến đường tương đương với 81 km, thời gian từ 2008 - 2011, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.
Bộ GTVT cũng vừa có Quyết định số 2539/QĐ - BGTVT phê duyệt dự án đầu tư bổ sung dự án GTNT3, trong đó tỉnh Nam Định được phân bổ 2,79 triệu USD cho 14 tuyến đă lập thiết kế, đây là một tin vui với ngành GT-VT tỉnh nhà”.
Người dân đặc câu hỏi, vậy những khoản tiền triệu đô đó được sử dụng thế nào, có chi cho việc GPMB không?.
|
Trường Lưu