- Sau vụ hôn ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng làm chấn động dư luận, nhà sư áo nâu Thích Pháp Định (tục danh Phạm Văn Triển) đă xin hoàn tục “v́ hoàn cảnh gia đ́nh” và được thiền viện Phước Sơn, nơi anh xuất gia, chấp nhận. Tuy nhiên, kể từ khi ra khỏi Giáo hội, anh chưa một lần về thăm nhà tại xă Tân Phong, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre.
Bị bỏ rơi từ trong bụng mẹ
Bà ngoại Pháp Định là bà Nguyễn Thị Nên (Bảy Nên) than thở cháu ḿnh không chịu liên lạc về nhà, trong khi bà con hàng xóm đồn rằng “nó phải đi tù 5 năm do đă đi tu mà cố t́nh hôn ca sỹ” – bà Bảy kể lại. C̣n trụ tŕ chùa Gia Hưng (xă Thạnh Ngăi, huyện Mỏ Cày Bắc), nơi Pháp Định quy y Phật tử cách đây gần 10 năm cho biết cũng không thấy tin tức ǵ ngoài những thông tin đọc được trên báo chí.
Bà ngoại Pháp Định năm nay 78 tuổi, bà kể ḿnh bệnh tật triền miên và chỉ có “nó” (ư nói Pháp Định – PV) là lo cho bà.
Thầy Thích Huệ Thành – người nhận Pháp Định làm đệ tử sơ tâm (mới quy y)
“Mỗi năm nó về nhà được hai, ba lần. Lần nào cũng chỉ được vài ngày rồi đi, không biết tu hành ra sao mà lúc nào cũng bận bịu. Cha nó bỏ đi sau khi nghe tin con gái tui mang thai và mẹ cũng bỏ đi sau khi sanh con được vài tháng.
Tui nhận nuôi nó từ lúc lọt ḷng và thương nó như con. Từ nhỏ nó đă yếu ớt, cao lêu nghêu và nhút nhát như con gái, đi học th́ bạn trai bạn gái ǵ cũng ăn hiếp được”, bà kể.
“Mới lên bốn tuổi mà nó ăn chay suốt, lúc đầu thấy nó ngại thịt cá nên tui cũng không ép. Mà hồi đó cuộc sống cũng đâu dễ dàng ǵ, tui mua gánh bán bưng từng trái bầu trái bí rồi hai bà cháu lay lắt qua ngày. Đến khi mười lăm tuổi th́ nó đ̣i vào chùa tu. Nhờ người quen giới thiệu nên tui đưa nó tới chùa Gia Hưng để quy y Phật tử. Nhưng vài tháng sau th́ nghe nói nó bỏ nhà chùa đi do cơ duyên chưa tới. Rồi biền biệt nhiều tháng trời không tin tức ǵ, tới năm 2005 th́ nghe nói nó đă xuất gia ở ngôi chùa nào đó trên Đồng Nai".
“Dù không sinh nó ra nhưng tui thương nó c̣n hơn con ruột. Mà nó hiếu thảo lắm, tui bị bệnh tật, đau ốm triền miên ḿnh nó lo, giờ nó bị vậy rồi bà không biết sẽ ra sao nữa!” – bà Bảy lo lắng.
Chùa Gia Hưng – nơi Pháp Định quy y Phật tử
“Nhưng lo cho ḿnh một, lo nó mười cậu ơi. Tui nghe ngoài chợ người ta đồn là cháu tui phải đi tù rồi nên mới không thấy nó về. Tại v́ nó vi phạm quy định của Phật giáo nên người ta bắt nhốt nó, có đúng không cậu?”
Bà Bảy nên cũng chia sẻ: điều bà mong muốn nhất bây giờ là cháu bà trở về nhà. “Nó càng lang thang th́ tôi càng lo. Chỉ mong sao nó được tiếp tục tu hành cho trọn kiếp nạn. Giờ nó lang thang ở đâu cũng không biết nữa, tôi có muốn tới thăm, nấu cơm cho nó ăn cũng không biết đường sá ra sao mà đi”, bà nói trong nước mắt.
Từng xin xuất gia nhưng “căn tính” chưa chuẩn
Thầy Thích Huệ Nghiêm, trụ tŕ chùa Gia Hưng cho biết: cách đây khoảng 10 năm Pháp Định quy y Phật tử tại chùa với pháp danh Huệ Đạo. Năm 2006, sau khi xuất gia, anh có về chùa xin được nhập hộ khẩu. Do anh từng là Phật tử của chùa nên sư trụ tŕ đồng ư. Thầy Huệ Nghiêm cũng cho biết nhập hộ khẩu vào chùa là một thủ tục cần thiết đối với tu sĩ theo quy định.
Nhà chùa cũng từng nghe nói về hoàn cảnh éo le và tuổi thơ bất hạnh, côi cút của Pháp Định nhưng chưa gặp trực tiếp gia đ́nh lần nào nên cũng không rơ lắm. Hồi đó Pháp Định xin xuất gia nhưng do “căn tính” chưa chuẩn nên chưa được. “Chắc cũng do nhân duyên thôi!” – thầy Huệ Nghiêm nói. Thầy cũng không không có ư kiến ǵ về những h́nh ảnh “trần tục” của Pháp Định do không biết thực hư thế nào.
Bà Bảy Nên khóc nức nở khi kể chuyện về cháu
C̣n Ḥa Thượng Thích Huệ Thành (81 tuổi), người nhận Pháp Định làm để tử sơ tâm (mới quy y) chia sẻ: ông rất buồn v́ những chuyện đau ḷng xảy đến với Pháp Định. Chưa rơ ai có lỗi nhưng rơ ràng chuyện như vậy là không nên chút nào. Ông cũng đánh giá Pháp Định là một phật tử hiền lương, gia cảnh khó khăn và có tâm hướng đạo.
Thầy Huệ Thành cũng đánh giá cao việc Pháp Định chủ động xin hoàn tục. “Hành động đó rơ ràng rất đáng khen. Nếu đệ tử đó (ư nói Pháp Định) cứ ráng ở lại th́ rất kẹt, cho thầy đệ tử là thượng tọa Thích Bửu Chánh cũng như Giáo hội Phật giáo” – thầy chia sẻ.
Giao Ḥa