(GDVN) - ĐBQH Bùi Thị An nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không xử lư dứt điểm được vấn đề chạy công chức th́ bộ máy công quyền của không chỉ Hà Nội sẽ suy yếu mà ḷng tin của dân sẽ mất đi. Tôi hy vọng Hà Nội sẽ đi đầu trong công tác xử lư “chạy” công chức”.
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề “chạy” không dưới 100 triệu đồng xảy ra ở một số quận, huyện của Hà Nội để được thi và đỗ công chức như ông Trần Trọng Dực – Trưởng Ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi thảo luận sáng 7/12 của HĐND TP. Hà Nội, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu TP. Hà Nội nói:
“Vấn đề tham nhũng như các đồng chí lănh đạo Đảng đă nói đây là vấn đề rất lớn của đất nước. Theo Nghị quyết Trung ương 4, đă chỉ ra được hiện trạng đó nhưng chưa chỉ ra được rơ “địa chỉ” của hiện trạng.
Đại biểu Bùi Thị An - Đoàn Đại biểu Hà Nội. (Ảnh: nld.com.vn)
Tuy nhiên, vừa qua, Hà Nội đă chỉ rơ được “địa chỉ” của chuyện chạy công chức. Đó là một số trưởng pḥng nội vụ của một số quận, huyện. Tôi cho rằng việc này rất có ư nghĩa. Trước đây ai cũng nói là một số cán bộ thoái hóa, biến chất những chẳng ai chỉ được ra là cán bộ đó ở đâu và cuối cùng chẳng ai bị làm sao”.
Bà An nói tiếp: “Thực ra vấn đề này đă có từ nhiều năm nay chứ không phải mới nhưng giải pháp để chặn đứng nó th́ mọi người vẫn đang t́m. Vừa rồi, Hà Nội đă thực hiện được một số giải pháp trong đó có việc luân chuyển cán bộ để hạn chế việc tham nhũng. Tuy nhiên biện pháp này chưa thể có hiệu quả lớn ngay mà cần có sự phối hợp của toàn hệ thống. Chạy công chức chính là sự tham nhũng về chính trị”.
Nói về tác hại của việc “chạy” công chức, bà An cho biết: “Nếu Hà Nội xử lư được vấn đề cán bộ tốt th́ sẽ làm được rất nhiều việc và vấn đề tham nhũng trong các lĩnh vực khác cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Nhưng nếu không xử lư được vấn đề này th́ sẽ rất nguy hiểm. Bởi những người đă chạy công chức nói riêng và chạy chức quyền nói chung là đă tính đến chuyện “kinh doanh”. Mà đă “kinh doanh” th́ phải thu lợi nhuận, mà lợi nhuận ở đây là t́m lợi ích cá nhân trên cơ sở công việc được giao. Từ đó mục tiêu công việc là sẽ khác hẳn. Khi đó thật nguy hiểm cho nhà nước”.
Khi được hỏi về “kế sách” để Hà Nội xử lư tận gốc vấn đề này, bà An nói: “Tới đây, Hà Nội có trách nhiệm rất nặng nề khi Luật Thủ đô vừa được thông qua. Bên cạnh những điều vui mừng th́ trách nhiệm rất lớn khi mọi người kỳ vọng rằng Thủ đô phải có sự phát triển đột biến từ quản lư đo thị, quản lư kinh tế…
Vấn đề con người sẽ quyết định chuyện này. Hà Nội đă vạch ra được vấn đề như vậy th́ phải xử lư dứt điểm, có kiểm tra và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hà Nội không được để cho vụ việc ch́m đi, để các cán bộ tham nhũng có thời gian và cơ hội để đối phó. Khi đó dân c̣n khổ hơn mà các cán bộ tốt cũng bị ảnh hưởng.
Tôi không nghĩ như mọi người nói là phải chứng cứ rành rành th́ mới xử lư được. Ta chỉ cần xem chất lượng đội ngũ cán bộ, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ được tuyển dụng là có thể biết ngay là người nhận cán bộ như thế nào. Hai nữa là phải dựa vào dân dưới h́nh thức lấy ư kiến của nhân dân một cách khéo léo v́ việc chống tham nhũng khiến nhiều người e ngại động chạm.
Ngoài ra, việc thi tuyển công chức phải công khai, minh bạch hơn. Cán bộ, công chức ở các khu vực có thi tuyển mà chất lượng thấp th́ phải xử lư ngay cán bộ tuyển v́ đó là ngươi chịu trách nhiệm về công tác cán bộ. Nếu xử lư nghiêm như vậy, những người có trách nhiệm trong công tác cán bộ sẽ không dám ăn tiền đút lót để tuyển công chức bừa băi. Việc này phải kiểm tra thường xuyên và phải dựa vào dân. Những ḥm thư góp ư phải được bố trí làm sao cho dân góp ư một cách thuận tiện hơn”.
Bà An nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không xử lư dứt điểm được vấn đề chạy công chức th́ bộ máy công quyền của không chỉ Hà Nội sẽ suy yếu mà ḷng tin của dân sẽ mất đi. Tôi hy vọng Hà Nội sẽ đi đầu trong công tác xử lư “chạy” công chức”.
Hồng Chính Quang