“Chiến tranh là cuộc đọ sức quyết liệt, là những nỗ lực đến mức cao nhất của cả 2 bên tham chiến. Ai là người hụt hơi trước, người đó sẽ thua”, Đại tá Thế Hùng chia sẻ.
Hạ “pháo đài bay” B-52 có dễ?
Trước tiên phải khẳng định, đánh B-52 không dễ v́ Mỹ sử dụng rất nhiều thủ đoạn. Trước hết, phải phát hiện được có B-52 vào hay không và công đầu này thuộc về bộ đội ra-đa. Họ phải phát hiện được có B-52 vào từ khi c̣n ở rất xa.
Thứ hai, v́ ta phát hiện B-52 bằng vô tuyến, bằng sóng ra-đa, cách xa 10 – 12 km không nh́n thấy bằng mắt thường nên địch làm B-52 giả. Điển h́nh như trong trận ngày 16/4/1972, một loạt F-4 đóng giả B-52 bay ở độ cao và đường bay giống B-52 đă đánh lừa được ra-đa của ta. Khi F4 bay vào Hải Pḥng, tên lửa ta phóng lên hàng loạt nhưng nửa giờ sau, B-52 thật bay vào th́ ra-đa bị trắng xóa không phát hiện được. Tất nhiên sau đó chúng ta rút kinh nghiệm và t́m cách phát hiện B-52 thật, giả để tiêu diệt chúng.
Đại tá Thế Hùng (áo xanh) cùng đồng đội thăm Bảo tàng Pḥng không - Không quân.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ bố trí đội h́nh kiểu: tốp đi đầu thường sử dụng máy bay chiến thuật F-4, sau đó mới đến biên đội 3 chiếc B-52. Mục đích của các tốp F-4 đi đầu là gây nhiễu trong đội h́nh, nhằm che giấu các tốp B-52 bay sau đó.
Điều nguy hiểm là chính những tốp này mang theo tên lửa chống ra-đa Sơ-rai (Shrike). Khi phát hiện có sóng của đài điều khiển tên lửa chiếu xạ, lập tức F-4 phóng tên lửa này về phía trận địa. Tên lửa Sơ-rai có khả năng tự dẫn bắn theo chính búp sóng do đài điều khiến tên lửa S-75 (SAM-2) phát tới. Với tốc độ cao, tên lửa Shrike sẽ lao vào bắn phá đài ra-đa, vô hiệu hóa vũ khí pḥng không để các tốp B-52 vào ném bom an toàn.
Mấy lần hút chết v́ tên lửa Sơ-rai, Đại tá Thế Hùng khẳng định đây là loại vũ khí rất thông minh của Mỹ, từng gây nhiều khó khăn cho ta. Sau những tổn thất và hi sinh, bộ đội ta rút kinh nghiệm cách đánh Sơ-rai. Phát hiện, nguyên tắc của Sơ-rai, bộ đội điều khiển tên lửa không phát sóng liên tục, lúc có lúc không th́ địch không thể bắt sóng được mà đánh. Hoặc cách khác là bộ đội ta đánh trước, phóng tên lửa gặp máy bay địch trước khi địch kịp bắn tên lửa trở lại. Sau đó ta dùng cách gạt quả Sơ-rai bằng cách quay ăng ten. Khi đó, địch đang thu sóng ổn định, ta gạt phắt sang bên rồi tắt khiến tên lửa địch bị chệch hướng, Đại tá kể.
Chiến thắng B-52 = Trí tuệ Việt Nam + Vũ khí Liên Xô
Đại tá Thế Hùng chia sẻ, chiến thắng B-52 không đơn giản chỉ là cuộc đấu súng mà c̣n là cuộc đấu trí của người lính và cả các nhà khoa học. Thời kỳ đó, các chuyên gia Liên Xô theo dơi ta rất chặt chẽ. Họ cùng ta chiến đấu, phát hiện những thủ đoạn của địch và cùng ta nghĩ cách cải tiến khí tài chống thủ đoạn của không quân Mỹ.
Cuối tháng 10/1972, Quân chủng PKKQ mở một hội nghị bàn về cách đánh B-52. Tất cả các kíp chiến đấu của bộ đội tên lửa, từ người lính làm trắc thủ, anh sĩ quan điều khiển tên lửa, cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn đều tập trung về sư đoàn pḥng không Hà Nội để tập huấn. Sau này, hội nghị đó được xem như Hội nghị Diên Hồng của bộ đội PKKQ, bộ đội tên lửa đánh B-52.
“Trung đoàn 263 khi đó đang chiến đấu ở Nghệ An. Tôi từ Vinh đi 300 cây số, mất 5 ngày để dự hội nghị. Tới nơi th́ hội nghị đă kết thúc nên chỉ được một đồng chí truyền đạt lại những kết luận của hội nghị về cách đánh B-52, nhận tài liệu về nghiên cứu kết hợp thực tế xây dựng lại cách đánh rồi tổ chức huấn luyện lại các kíp chiến đấu. Sau đó không lâu, ngày 22/11/1972, trung đoàn 263 đă tổ chức đánh một trận hiệp đồng hai tiểu đoàn 43, 44 diệt tại chỗ 2 B52 đánh dấu sự trưởng thành trong cách đánh mới”, ông Hùng kể lại.
“Mỹ có đánh nữa... ta vẫn thắng!”
Đặt câu hỏi với Đại tá Thế Hùng về chuyện có phải chúng ta rất thiếu tên lửa trong chiến dịch Linerbacker II, ông khẳng định: “Sau ngày 30/12, nếu Mỹ có liều lĩnh đánh tiếp ta vẫn thắng”.
Ông nói thêm: “Việc thiếu đạn trong chiến dịch 12 ngày đêm là có thật. Tuy nhiên, ta chỉ thiếu vào từng thời điểm, do tiếp đạn không kịp. Để khắc phục t́nh trạng này, quân ta đánh tiết kiệm 2 quả đạn/trận, thậm chí là 1 quả vẫn bắn rơi được B-52.
Đại tá Thế Hùng:
“Mỹ có đánh nữa... ta vẫn thắng!”
Đánh cả chiến dịch dài với hơn 300 quả đạn, dự trữ ở Hà Nội cạn th́ lại điều từ các kho khác về. Thế nên việc thiếu đạn chỉ là cục bộ và xét về tổng thể là không thiếu. Mỹ có đánh nữa th́ ḿnh vẫn có thể tiếp tục chiến đấu.
Thế nhưng, quan trọng là... Mỹ đă hết hơi. Khi đó, kíp lái B-52, nay ở nhà ăn 10 kíp ngồi ăn cùng, mai chỉ c̣n 8, 7... Họ hoảng sợ quá, không biết liệu ngày mai ḿnh có c̣n được ngồi ăn như thế này nữa không và cho tới ngày 26 – 27/12, nhiều kíp giặc lái Mỹ dừng lại, không đánh. Máy bay B-52 vẫn c̣n nhiều nhưng người lái... phản chiến. Tính ra, hạ 34 máy bay B-52, chiếm 17% số máy bay vào bị tiêu diệt, như thế là quá sức chịu đựng của Mỹ”, Đại tá cho biết.
Tiểu sử Đại tá Đào Đoàn Thế Hùng:
Đào Đoàn Thế Hùng sinh năm 1947, ông xuất thân trong một gia đ́nh cách mạng Hà Nội. Năm 1965, vừa tốt nghiệp phổ thông, vào bộ đội, ông được đào tạo ở trường sĩ quan thông tin. Từ 5/1966, ông về Bộ đội tên lửa, là sĩ quan điều khiển tên lửa của trung đoàn tên lửa 263.
Tháng 5/1967, ông về trung đoàn 263 được giao nhiệm vụ chiến đấu ở Thủ đô. 20 tuổi, ông được bắn và điều khiển những quả tên lửa đầu tiên bảo vệ Hà Nội, tiêu diệt 5 máy bay các loại.
Ông tham gia bảo vệ Thủ đô trong chiến dịch 12 ngày đêm. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, Trung đoàn 263 là đơn vị tên lửa duy nhất tham gia chiến dịch.
Sau chiến tranh, ông được đi đào tạo chỉ huy tên lửa ở Liên Xô. Đến 1982 về nước, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ: Trung đoàn trưởng tên lửa, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tên lửa, Sư đoàn trưởng Sư đoàn pḥng không ở Khánh Ḥa – Nam Trung Bộ, Phó sư đoàn trưởng sư đoàn 361 – bảo vệ Hà Nội, Phó tham mưu trưởng Quân chủng PKKQ.
Từ năm 2000, ông được điều lên Bộ với cương vị Phó tổng thanh tra quân đội. Cuối 2000, ông làm Phó chánh thanh tra Bộ Quốc pḥng.
Năm 2007 về hưu và Đại tá Đào Đoàn Thế Hùng đă phục vụ quân đội trong suốt 42 năm.
Phạm Thủy
theo bee