Quy định mới của tỉnh Hải Nam của Trung Quốc về chặn và lục soát tàu nước ngoài bắt đầu có hiệu lực cùng ngày Việt Nam thực thi Luật Biển.
Hồi cuối tháng 11, Cảnh sát Hải Nam đã được trung ương trao quyền khám xét tàu thuyền đi vào vùng mà Trung Quốc coi là “vi phạm lãnh hải” của họ ở Biển Đông và quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Bắc Kinh nói sẽ giải quyết tranh chấp chủ quyền biển qua đối thoại.
Trong một nỗ lực dường như nhằm để giảm bớt căng thẳng với các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói quy định mới chỉ được áp dụng gần khu vực bờ biển của Hải Nam.
Bà Hoa Xuân Oánh được Reuters dẫn lời nói quy định mới sẽ chi được áp dụng trong phạm vi 12 hải lư tính từ bờ biển đảo Hải Nam theo luật đă được Trung Quốc thông qua năm 1999.
"Điều tôi cần nhấn mạnh là các qui định cấp địa phương đượcc chính quyền tỉnh Hải Nam thiết lập là để củng cố việc kiểm soát biên giới biển và mục đích là để xử lư tội phạm hàng hải cũng như duy tŕ ḥa b́nh ngoài biển"
Hoa Xuân Oánh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
“Điều tôi cần nhấn mạnh là các quy định cấp địa phương đượcc chính quyền tỉnh Hải Nam thiết lập là để củng cố việc kiểm soát biên giới biển và mục đích là để xử lư tội phạm hàng hải cũng như duy tŕ ḥa b́nh ngoài biển.
“Không có sự thay đổi nào về qui mô đối với quy đinh này khi được thực thi so với các qui định năm 1999”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhắc lại rằng lập trường của chính phủ Trung Quốc là không thay đổi, và rằng Bắc Kinh ủng hộ việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển qua đối thoại với các nước tuyên bố có chủ quyền lănh thổ tại Biển Đông.
“Tôi nghĩ rằng tất cả các bên nên có thái độ công bằng và khách quan về chủ đề này cũng như nên có thiện chí và tinh thần xây dựng”.
Trong khi đó Tân Hoa Xă chạy tin cho hay Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thúc giục Việt Nam kiềm chế hành động làm phức tạp và leo thang các vấn đề liên quan tới hai nước trong bối cảnh Luật Biển của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2013.
"Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam...trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đ̣i hỏi chủ quyền."
Thủ tướng Việt Nam nói vào ngày 25/11/2011
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn, được dẫn lời nói rằng “Trung Quốc hết sức quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực đối với việc thực hiện Luật Biển của Việt Nam trong đó Hà Nội mô tả đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Truyền thông trong nước mô tả điều họ gọi là Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội thông qua vào giữa năm 2012, có thể xem là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lư các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam theo đúng công ước Luật Biển năm 1982.
Luật Biển 2012 này tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vào tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Việt Nam đă có phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội trong đó ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Luật Biển này cũng quy định chi tiết về các hoạt động trong vùng biển Việt Nam, quy định rơ những hành vi mà tàu thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua.
Ngoài ra Hà Nội cũng khẳng định, thông qua luật biển này, rằng Việt Nam nhất quán “giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đảo với các nước khác bằng biện pháp ḥa b́nh, phù hợp với UNCLOS 1982, luật pháp và thực tiễn quốc tế”.
BBCNews