Gần 10 năm nay, cứ đều đặn mỗi tháng, ông Đỗ Hữu Triều sinh năm 1946, khu vực Thạch Thắng phường Thưởng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đều cung cấp miễn phí khoảng 7 – 8 chiếc quan tài cho những người nghèo quanh vùng chẳng may qua đời.
Ban đầu khi mới làm công việc từ thiện này, ai cũng bảo ông là người dở hơi, quái nhân, dị nhân vô công rồi nghề, nhưng bằng tấm ḷng thương người, việc làm của ông sau đó được nhiều nhận ra rằng, đó là một công việc đáng trân trọng. Lúc nào trong nhà ông cũng có vài ba chiếc quan tài để sẵn, không phải để pḥng hậu sự cho người nhà mà là để lo cho … thiên hạ.
Không ai ép buộc, ông tự đặt cho ḿnh “thiên chức” cung cấp quan tài cho những người nghèo khổ trong vùng bị chết. Tiếng lành đồn xa, việc ông Triều cung cấp quan tài miễn phí cho người chết lan rộng khắp vùng. Bởi vậy, ông không chỉ cung cấp quan tài miễn phí cho người dân ở trong ấp mà lan rộng ra khắp các địa phương ở Cần Thơ và nhiều tỉnh miền tây.
Nặng ḷng với người đă khuất
Ông Triều được người dân trong vùng gọi với cái tên nghe rất lạ lung Triều “quan tài”. Cái biệt danh ấy không gắn liền với những việc làm gàn dở của một người không ra ǵ mà muốn ca ngợi ông Triều v́ ông luôn nặng ḷng với người chết. Đến khu vực Thạnh Thắng, hỏi về ông Triều “Quan tài”, ai ai cũng biết.
Ông Triều trang trí hoa văn cho quan tài
Một người hàng xóm với ông Triều xởi lởi: “Cả ngày ông ấy ở nhà h́ hục đóng quan tài. Tôi có đến rủ ông ấy làm vài ly rượu cho vui nhưng ông ấy nhất quyết không uống v́ bận đục đẽo gỗ”. Khi đến nhà, chúng tôi thấy ông Triều đang cặm cụi chọn từng khúc gỗ và lấy dụng cụ chuẩn bị đóng ḥm. Tôi hỏi v́ sao không chọn việc ǵ khác mà làm, mà lại chọn cái công việc bị thiên hạ đồn thổi như thế, ông cười rồi bảo: “Nếu người có ḷng th́ làm việc ǵ, cho ai, kể cả người sống và người chết th́ đều có ư nghĩa. Tôi biết ḿnh bị gièm pha dữ lắm, nhưng thôi kệ, miễn sao giúp cho người chết khi trở về với cát bụi được yên nghỉ”.
Xưởng đóng quan tài của ông Triều rộng hơn 30 mét vuông, cạnh con sông Cái Chanh, gần nhà. Hàng ngày ông một ḿnh h́ hục xẻ cưam kéo gỗ đóng quan tài, nhiều khi giữa trời nắng chang chang mà ông không ngừng nghỉ, cốt v́ muốn đóng cho nhanh cỗ quan tài cho kịp khách.
Hỏi ra mới biết, ông Triều làm công việc này từ khi c̣n trẻ. Vào năm 1999, ấp Thạnh Thắng, mở trại ḥm từ thiện do một số cụ “lăo làng” đảm trách. Thời ấy, tuy tuổi cao sức yếu nhưng các cụ trrong trại ḥm thường xuyên đi vận động bà con đi quyên góp gạo, tiền, áo quan cho những gia đ́nh nghèo trong ấp có người thân qua đời. Lúc ấy, ông Triều rất thích công việc có ư nghĩa này và tham gia trong trại ḥm từ thiện và được giữ chức thư kư.
Ông giăy bày: “Nói có chức cho oai chứ công việc của tôi là chuyên ghi chép danh sách những Mạnh Thuờng Quân đóng góp cho trại ḥm và danh sách những người nghèo được ủng hộ”. Công việc đều đặn đến chừng 7 năm sau, các bô lăo trong hội già yếu, công việc kinh tế của họ không c̣n đủ khả năng duy tŕ. Trại ḥm tan ră từ đó, ông Triều rất xót xa mỗi khi thấy những người nghèo trong xóm mất đi nhưng không có chiếc quan tài nào để chôn.
“Một lần nọ, có bác Bảy Hên gần nhà qua đời. Nhà ông ấy nghèo lắm, nhà ở dột nát, miếng cơm manh áo c̣n đói rách, trong khi con cháu ông đều nghèo khó. Con ông ấy qua năn nỉ tôi đóng cho chiếc quan tài để cho bác Bảy yên ḷng nơi chín suối. Thấy họ tội nghiệp quá, tôi tận dụng dụng cụ từ trại ḥm và xuất tiền mua gỗ, đóng cho ông ấy quan tài không lấy một đồng nào”, ông Triều tâm sự. Từ ấy, trong đầu ông Triều nảy ra ư định tự ḿnh đứng ra đóng ḥm cho người chết. Và cũng từ đó, cái tên ông Triều “Quan tài” đựơc mọi người biết đến với việc làm hết sức nhân văn - đóng quan tài miễn phí cho người chết.
Tuy nhiên, sau đó ông gặp nhiều khó khăn v́ nguồn kinh phí hạn hẹp để mua gỗ, trong khi người nghèo đến xin quan tài ngày càng nhiều. Thế là ông nảy ra ư định đi xin quan tài cũ ở nhiều nơi và vận động nhiều nguồn khác nhau để kịp có quan tài cho người chết. Ban đầu, ông liên hệ với một số nhà chùa ở thành phố Hồ Chí Minh xin những cỗ quan tài cũ, chưa sử dụng chuyển về Cần Thơ để ông sửa chữa. Đó là những cỗ quan tài đóng theo kiểu lục giác, không phù hợp với kiểu quan tài của người dân địa phương nơi đây. Bởi vậy, ông phải tháo dỡ những chiếc quan tài này ra, đóng lại.
Cứ ba chiếc quan tài ở Sài G̣n gửi xuống là ông đóng mới được hai chiếc. Ông kể: “Cũng may tôi quen một số nhà chùa trên đó, họ biết tôi làm từ thiện nên cứ có là họ chuyển cho tôi, kinh phí vận chuyển nhà chùa chịu, tôi chỉ việc tháo dỡ rồi đóng lại”. Thế nhưng việc nhà chùa cung cấp quan tài chi đáp ứng đựơc một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân nơi đây. Một số nhà hảo tâm đă quyên góp bằng tiền mặt để ông Triều trực tiếp đi mua gỗ về đóng quan tài.
Không ngại khó, ngại khổ, một ḿnh ông lặn lội khắp nơi trong vùng để chọn mua đựơc loại gỗ tốt nhất về ngâm dưới nứơc. Trong nhà của ông lúc nào cũng có vài mét khối gỗ, sẵn sàng phục vụ cho việc đóng quan tài. “Có thời điểm nhiều người đến xin quan tài quá, tôi phải làm cật lực, không kể nắng hay mưa”, ông chia sẻ. Thấy ông Triều “Quan tài” vất vả quá, một số người dân trong xóm, nhất là những người đă có tuổi nhưng vẫn c̣n sức khỏe đă sang nhà ông giúp sức. Họ cùng ông thực hiện các công đoạn từ xẻ gỗ, đến việc đóng, lắp quan tài, rồi trang trí, sơn hoa văn … “Hiện nay có khoảng 5 người hàng xóm giúp đỡ tôi việc đóng quan tài. Tất cả đều t́nh nguyện mà không một đồng phụ cấp”, ông Triều tự hào khoe.
Việc làm đáng trân trọng
Tuy nhiên , không phải lúc nào việc ông đóng quan tài cũng suôn sẻ. Cách đây hai năm, nhà chùa hiến tặng cho ông một chiếc quan tài khá cũ. Sau khi ông sửa lại rồi cho một người ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Khi người này mang về, lúc đang làm ma chay cho người chết th́ bỗng dưng chiếc quan tài nổ tung, xác người trong quan tài lăn lóc ra nền nhà khiến mọi người hoảng loạn. Ngay lúc đó, gia đ́nh phải t́m một quan tài mới để chôn người chết. V́ sự việc này, ông Triều đă bị rất nhiều lời chỉ trích.
“Đấy là sự cố đáng tiếc mà tôi nhớ măi không quên. Từ lần đó, tôi cẩn thận hơn rất nhiều trong công việc tháo dỡ và đóng quan tài cũ, không thể để xảy ra t́nh trạng tương tự thêm lần thứ hai”, ông thổ lộ. Một lần khác, ông Triều nhầm lẫn giữa hai người đến xin quan tài. Đến giờ ông nhớ rành mạch và kể lại, khi đó, trong nhà c̣n duy nhất một chiếc quan tài th́ có một người đàn ông khoảng 60 tuổi đến xin.
Do c̣n sớm nên người đàn ông này ra quán ngồi uống cà phê, đợi xe đến chở. Khi người này vừa đi, có một người đàn ông khác cũng khoảng 60 tuổi đến xin, ông Triều tưởng là người lúc năy nên cho quan tài. Một lúc sau, sau khi uống cà phê, người đàn ông quay lại để chở quan tài th́ không c̣n nữa. “Thấy người đàn ông lủi thủi quay về trong sự nuối tiếc, tôi thấy ḿnh có lỗi vô cùng”, dù việc từ tâm nhưng đến giờ sự nhầm lẫn đó vẫn làm ông cảm thấy hối tiếc.
Khi hay tin chồng quyết tâm theo đuổi nghiệp đóng quan tài miễn phí cho người chết, vợ cùng các con ông Triều không ai đồng ư. Họ bảo rằng đụng tới quan tài – người chết là đụng đến xui xẻo. Nhưng dần dần, với quyết tâm của ông Triều, và thấy những người nghèo lúc chết có “tấm áo” khi về cơi vĩnh hằng, những thành viên trong gia đ́nh mới thấy công việc của ông Triều làm rất có ư nghĩa. Khi thấy ông Triều cần mẫn dùng dụng cụ đóng quan tài mệt lả, mồ hôi ướt áo, vợ ông tuy không giúp được ǵ nhưng lặng lẽ ra sau nhà pha cho ông ly nước chanh. Điều này càng làm cho ông thêm phấn chấn trở lại, và ông cười nói sau những phút mệt mỏi v́ có sự động viên của vợ: “Tôi làm việc thiện này nhằm tích phước đức cho con cháu”.
Con cái của ông có 4 đứa đều được ăn học đàng hoàng, giờ trưởng thành đi làm việc nhà nước. Ba người con đi làm ở trên Sài G̣n và Long An thấy bố miệt mài làm công việc từ thiện nên tháng nào cũng gửi tiền về cho bố đóng góp việc đóng quan tài. “Vợ chồng đứa con út đều làm việc ở ngân hàng trên thành phố, tháng nào cũng gửi tiền cho tôi làm từ thiện. Thấy các con ủng hộ công việc của tôi, tôi mừng lắm. Tôi luôn dạy chúng là phải biết làm ăn lương thiện, có tiền nhưng không được quên người nghèo”, người đàn ông từ tâm dạy con sống có ư nghĩa với đời như thế.
Hiện nay, mỗi tháng ông Triều cung cấp miễn phí khoảng 7-8 chiếc quan tài cho những người nghèo quanh vùng chẳng may qua đời. Tiếng lành đồn xa, việc ông Triều cung cấp quan tài miễn phí cho người chết lan rộng khắp vùng. Bởi vậy, ông không chỉ cung cấp quan tài miễn phí cho người dân trong ấp mà mở rộng ra khắp các địa phương khác trong thành phố Cần Thơ và Hậu Giang.
“Những người t́m đến với tôi đa số là người nghèo. Nhưng tôi không phân biệt, dù giàu mà họ đến nhờ tôi th́ cũng sẵn sàng cho quan tài. Người thân, bố mẹ họ qua đời mới đến xin, ḿnh nỡ ḷng nào mà từ chối”, ông Triều “Quan tài” giăy bày. Những người đến với ông không chỉ xin chiếc quan tài mà nhờ những tấm ḷng hảo tâm đóng góp, ông c̣n cung cấp thêm các đồ liệm cho người nghèo xấu số như vải mùng, cao su, chiếu, mền, đồ niệm vàng, đồ niệm trắng và 15 kg. Hiện nay sức khỏe của ông đang yếu dần v́ bệnh tim. Tuy thế, ông bảo rằng ông sẽ làm công việc này cho người nghèo đến khi nào ông không c̣n sức.
Hôn nhân & Pháp luật