Có thể đó là một người mắc bệnh tâm thần hay nuôi những giấc mơ hoang đường... nhưng dù sao họ cũng đă khiến thế giới phải thay đổi.
1. W.C Minor -
viết chú giải cho Từ điển Oxford
William Chester Minor hay W.C Minor (1834 - 1920) là một bác sĩ phẫu thuật quân đội Mỹ và cũng là một trong những tù nhân trí thức nổi tiếng nhất ở bệnh viện nhà tù Broadmoor (Anh).
Sau 7 năm mắc bệnh tâm thần hoang tưởng v́ hậu quả của cuộc nội chiến kinh hoàng ở Mỹ, năm 1871 Minor di cư đến Anh.
Bị ám ảnh bởi những hoang tưởng của ḿnh, Minor đă chế tạo một khẩu súng rồi dùng nó bắn chết một người thợ đốt ḷ hơi ở London. Do mắc bệnh tâm thần nên Minor chỉ bị phạt tù và được giam ở Broadmoor suốt 38 năm.
Kết hợp với việc tích cực điều trị, bệnh của Minor dần một tiến triển. Là một người đàn ông có học vấn và giàu có, Minor được cung cấp hai pḥng riêng tại Broadmoor.
Ông bắt đầu t́m thấy niềm vui ở những cuốn sách trong suốt quăng thời gian “rảnh rỗi” ở đó. Thậm chí ông c̣n lập ra một “thư viện” với hàng trăm cuốn sách.
Minor được bất tử hóa bởi cuốn sách “Nhà phẫu thuật ở Crowthorne” của tác giả Simon Winchester.
Người ta vẫn không rơ Minor muốn “giết” thời gian hay muốn chuộc tội lỗi của ḿnh mà sau đó ông bắt đầu tự nguyện đóng góp hàng ngàn chú giải cho số từ xuất hiện trong cuốn Từ điển Anh ngữ Oxford (OED).
Đến cuối đời ḿnh, Minor đă cung cấp hơn 12.000 chú giải và cũng là một trong những đóng góp lớn nhất trong OED. Ông cần cù làm việc đến mức chủ biên OED là James Murray đă đến Broadmoor thăm và trở thành bạn thân của ông.
2. Harvey W.Wiley -
nghiên cứu đề xuất luật an toàn thực phẩm
Tiến sĩ Harvey Washington Wiley (1844 - 1930) c̣n được gọi là “Cha đẻ của luật dược phẩm và thực phẩm tinh khiết”. Nhờ những cống hiến của ḿnh ông trở thành nhà hóa học hàng đầu của Sở Nông Nghiệp Hoa Kỳ.
Năm 1902, Harvey Wiley nhận được 5.000 đô la (khoảng 100 triệu VNĐ theo tỷ giá hiện tại) từ Quốc hội để t́m ra tác hại của những chất bảo quản được “nhồi” vào thực phẩm.
Sau đó, ông cho tiến hành một cuộc nghiên cứu "điên rồ" trên nhóm người t́nh nguyện gồm những người đàn ông trẻ tuổi khỏe mạnh, gọi là Squad Poison.
Trong suốt 5 năm, những người t́nh nguyện này được cung cấp miễn phí bữa ăn chứa chất độc hại như hóa chất hàn the - borax, đồng sulfat, kali nitrat, chất tạo ngọt saccharin, axit salicylic, axit sulfuric, chất bảo quản benzoates và formaldehyde (phóc - môn).
Các nhân viên y tế tiến hành thu thập nước tiểu và phân của những người t́nh nguyện để xác định các hóa chất được giữ lại, bài tiết hoặc thay đổi trong cơ thể cũng như triệu chứng nếu có.
Mặc dù cuộc thí nghiệm này của Wiley thật điên rồ, thiếu tính nhân đạo nhưng lại đóng một vai tṛ quan trọng trong việc thành lập Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Thông qua đó, các luật về an toàn thực phẩm lần lượt ra đời.
3. Henry Wickham - "ăn cắp hạt giống cao su"
Henry Wickham (1846 - 1928) là một nhà thám hiểm người Anh. Có thể nói ông chính là một ví dụ sống động cho cái người ta vẫn gọi -“tṛ đùa của số phận”.
Vốn hay mơ mộng, chẳng có tài cán ǵ, gia sản lại ít ỏi, năm 20 tuổi ông thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên của ḿnh tới một số nơi ở Nam Mỹ. Mục đích của chuyến đi là nhằm t́m kiếm những loại lông chim lạ cho xưởng may mũ của mẹ. Tuy nhiên, cuộc t́m kiếm thất bại.
Năm 1871, Wickham chuyển cả gia đ́nh ḿnh tới Brazil và lại nuôi giấc mộng trở thành chủ đồn điền cao su nhưng cũng chẳng thu được kết quả ǵ.
Trải qua biết bao nghề với một chuỗi những thất bại đau đớn nhưng Wickham vẫn không ngừng theo đuổi những “giấc mơ khủng khiếp” của ḿnh.
Năm 1876, Wickham tuồn 70.000 hạt giống cây cao su vô giá ra khỏi lănh thổ Brazil và đưa về Royal Botanic Gardens, Kew, Anh.
Trong một nỗ lực nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân đơn thuần, ông đă vô t́nh trao cho nước Anh quyền lực tối cao đối với một trong những nguồn lực chủ chốt của thế kỷ XX. Henry Wickham bị coi là “cướp biển sinh học” do việc ăn cắp những hạt giống cao su, phá vỡ thế độc quyền của Brazil.
theo Mask