Người dân tại tỉnh Vĩnh Long ít người biết đến “chùa Ước”, nhưng du khách thập phương và nhất là các tỉnh thành ở xa như TP Hồ Chí Minh và miền Trung th́ t́m đến khá đông. Vào các dịp lễ, tết và đông nhất vào tháng Giêng hàng năm, mỗi ngày chùa Ước đón hàng trăm lượt xe khách với hàng ngàn lượt người rủ nhau đến… ước mong may mắn đầu năm…
Khách thập phương gọi ngôi chùa Quán Âm ở xă Tân Ngăi- TP Vĩnh Long, nằm cạnh cổng chào TP Vĩnh Long, gần ngă ba đường tránh TP Vĩnh Long (QL1) là chùa Ước. Theo người dân địa phương, từ mùng 1 tết đến nay, ngày nào ngôi chùa này cũng đón hàng trăm lượt ô tô, xe khách với hàng ngàn lượt người.
Trong khuôn viên chùa đông nghẹt người.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngôi chùa khá khang trang, nhưng không có băi đậu xe. Trong khuôn viên chùa, nhiều chiếc xe gắn máy ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh và Cần Thơ đậu san sát nhau.
Ngang cổng chùa có khoảng đất trống trước Trường THCS Nguyễn Khuyến là “băi đậu” của những loại xe khách từ 7 chỗ đến vài chục chỗ. Chủ yếu là xe biển số Cà Mau, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung. Qua t́m hiểu, mỗi chiếc xe đậu chỉ khoảng 30 phút, sau đó nhường chỗ cho xe khác đến và cứ thế liên tục từ sáng sớm đến chiều tối…
Vừa bước vào chùa, chúng tôi đă thấy khói nhang nghi ngút, nhiều người đứng trước tượng Quan âm chấp tay khấn vái.
Nhiều người đang ước nguyện tại chùa Ước.
Hết lượt người này đến người khác, sau đó họ tiến vào chánh điện. Bên trong chánh điện đông nghẹt người, khói bay mù mịt nên diễn ra cảnh người này lạy… người kia. Điều đáng nói là cùng lúc có rất nhiều người đến viếng chùa đă tạo nên cảnh “ăn theo” gây mất an ninh trật tự nơi đây. Khách vừa bước vào đă có rất nhiều người buôn bán trước cổng chùa chèo kéo, nài nỉ bán các loại hàng hóa, đồ cúng Phật.
Nhiều xe khách ở xa chở khách đến viếng chùa Ước.
Phía bên phải chùa có một điểm bán nhang lúc nào cũng đông nghẹt. Mỗi bó nhang 10.000đ, mỗi người mua rất nhiều bó nhang mang vào cúng để mong ước được nhiều điều.
Chị Nguyễn Thị Nga (quê Bạc Liêu) cho biết: “Nghe nhiều người nói chùa Ước này rất linh nên tết này nhiều người thân rủ nhau thuê xe du lịch đến Vĩnh Long để ước mong cho năm mới làm ăn gặp nhiều thuận lợi. Có người th́ ước t́nh duyên, nhưng đa phần là họ ước mong trong làm ăn là chính”…
Theo người dân địa phương, chùa Quán Âm đă tồn tại hàng chục năm qua. Tuy nhiên, cái tên gọi chùa Ước th́ “ra đời” vào thời điểm khánh thành cầu Mỹ Thuận. Số là vào ngày 21/5/2000, cầu Mỹ Thuận làm lễ khánh thành, nhiều người ở khắp nơi kéo đến xem cho bằng được chiếc cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á vắt ngang sông Tiền. Cũng chính v́ ai ai cũng muốn đến chiêm ngưỡng nên tạo nên cảnh kẹt xe, ùn tắc giao thông cả ngày liền.
Khách viếng chùa Ước bước qua con lươn ngang lộ gây mất an toàn giao thông.
Đứng giữa đám xe kẹt cứng cùng với cái nắng gay gắt của mùa hè, cả tài xế và du khách ngồi trên xe cảm thấy rất khó chịu. Hàng ngàn người mong ước chiêm ngưỡng được chiếc cầu chẳng những không được mà c̣n bị mệt mỏi v́ nạn ùn tắc giao thông. Trong lúc nóng bức, có một tài xế xe khách muốn t́m chỗ nghỉ ngơi bèn “dựng chuyện” và nói với những người trên xe là gần đây có một ngôi chùa ước, khi đến đó ước ǵ sẽ được nấy. Du khách nghe vậy, như đang “buồn ngủ gặp chiếu manh”, cả đoàn ùn ùn kéo đến ngôi chùa Quán Âm gần đó để ước. Xe này kéo theo xe kia cùng nhau vào chùa để ước... Chùa Ước có tên gọi từ đó.
Không biết người đến đây có ước được như ư nguyện hay không, nhưng người dân địa phương th́… gần như chỉ… ở nhà ước!
Đi chùa, cầu nguyện là một tín ngưỡng, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc.
Tuy nhiên, mọi người cũng cần nên cẩn trọng, không v́ tin đồn xuất phát từ cách nói “chơi chơi” của cánh tài xế tài xế trong lúc ùn tắc giao thông ngày khánh thành cầu Mỹ Thuận mà lũ lượt kéo nhau đến chùa Ước, gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự địa phương.
Đáng lo nhất là nhiều du khách kéo nhau qua lộ, trèo qua dải phân cách, gây cản trở giao thông, không an toàn giao thông cho ḿnh và cho người đi đường…
Theo BÁ HÙNG (Vĩnh Long Online)