Chương tŕnh nâng cấp PT-76E có lẽ là phù hợp hơn cả cho ḍng xe tăng lội nước chủ lực PT-76 của quân đội Việt Nam.
Xe tăng chiến đấu hạng nhẹ PT-76 được đưa vào sử dụng từ đầu năm 1950 và trở thành phương tiện trinh sát chiến đấu tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô.
Thiết kế nguyên bản PT-76
PT-76 có một thiết kế điển h́nh cho xe tăng theo phong cách Liên Xô với khoang lái ở phía trước, khối chiến đấu ở trung tâm và động cơ ở phía sau. Xe tăng được điều khiển bởi kíp lái 3 người, lái xe, chỉ huy và pháo thủ.
Vũ khí chính của PT-76 gồm pháo D-56T 76,2mm có tầm bắn hiệu quả khoảng 1.500 m, tốc độ bắn khoảng 6-8 viên/phút, cơ số đạn 40 viên. Pháo có thể bắn đạn OF-350 Frag-HE cơ số 24 viên, 8 đạn xuyên giáp liều nổ cao BK-350M HEAT.
Ngoài ra, xe c̣n trang bị súng máy đồng trục SGMT-7,62mm bắn xa tối đa 1.000m trong điều kiện ban ngày hoặc 600m trong điều kiện đêm tối.
Xe tăng lội nước PT-76.
Chỉ huy và pháo thủ được trang bị hệ thống quan sát TPKU-2B và 2 kính tiềm vọng quan sát ngày/đêm có khả năng xoay 360 độ bằng tay.
PT-76 được bọc giáp hạng nhẹ nên loại xe tăng này có khả năng lội nước rất tốt. Đây chính là ưu điểm làm cho loại xe tăng này không bị lạc hậu cho đến hôm nay.
Xe tăng bơi dưới nước nhờ vào 2 động cơ phản lực nước được khởi động từ hộp số của xe tăng, tốc độ đạt 10,2km/h.
Được mệnh danh là “ḱnh ngư” nhờ khả năng lội nước tốt, PT-76 hiện nay là vũ khí quan trọng trong lực lượng đổ bộ của Hải quân Nga và nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, PT-76 tham chiến lần đầu trong trận đánh Làng Vây, Khe Sanh, Quảng Trị. Đây là trận đánh đầu tiên có sự tham gia của lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cùng với T-54/55, PT-76 đă góp phần quan trọng trong thắng lợi cuối cùng của quân và dân Việt Nam, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Xe tăng PT-76 của bộ đội Việt Nam trong bài huấn luyện vượt sông.
PT-76 được xem là vũ khí quan trọng trong việc bảo vệ các đảo và bờ biển chống lại các hoạt động đổ bộ bằng đường biển của đối phương.
Nhưng nh́n chung, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ, xe tăng PT-76 đă khá lạc hậu so với xe tăng ngày nay về nhiều mặt. Trong bối cảnh ngân sách quốc pḥng hạn chế, nhiều nước chọn giải pháp hiện đại hóa xe tăng PT-76 để tiếp tục phục vụ trong quân đội.
Gói nâng cấp phù hợp với Việt Nam
So với T-54/55, PT-76 không được nhiều quốc gia cùng thực hiện chương tŕnh hiện đại hóa. Hiện nay, gói nâng cấp tốt nhất dành cho ḍng xe tăng này là dự án PT-76E do một công ty Nga thực hiện.
Đây là gói nâng cấp mới nhất và sâu rộng nhất đối với PT-76, tập trung vào cải tiến hỏa lực và động cơ.
Điểm nhấn của gói nâng cấp này là trang bị tháp pháo mới AU-220 sử dụng một pháo tự động 57mm. Pháo mới có khả năng bắn đạn xuyên giáp có sức xuyên tới 100mm thép đồng chất ở cự ly 1.120m.
Sức xuyên này đủ khả năng phá hủy tất cả các loại xe thiết giáp và xe chiến đấu bộ binh hiện đại nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, pháo 57mm có khả năng chống lại các mục tiêu trên không ở cự ly 6km.
PT-76E với tháp pháo 57mm mới.
Điểm mạnh của tháp pháo AU-220 mới là có tới 3 chế độ bắn khác nhau: chế độ chậm từ 2-5 viên/phút; chế độ nhanh 20 viên/phút và chế độ siêu nhanh tới 120 viên/phút.
PT-76E sử dụng động cơ UTD-20 6 xi lanh công suất 300 mă lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lên đến 20 mă lực/tấn, tốc độ tối đa đạt 60km/h.
Xe trang bị hệ thống quan sát, ngắm mục tiêu mới, máy tính điều khiển thế hệ mới.
Gói nâng cấp PT-76E tăng sức mạnh chiến đấu của xe tăng lên đến 2,7 lần so với trước. Biến thể này đă được chấp nhận sử dụng trong Hải quân Đánh bộ Nga vào năm 2006, khoảng 40-50 chiếc đă được đặt hàng.
PT-76E được đánh giá là gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của loại xe tăng chiến đấu hạng nhẹ này. Đây là gói nâng cấp khả thi mà Việt Nam có thể lựa chọn để tăng sức mạnh chiến đấu cho lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam.
theo KT