Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!
Thời gian qua, trên một số trang mạng có "giới thiệu” bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, kư tên tập thể, đ̣i xóa bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng, đ̣i đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập... Ngoài một số người có chức danh và địa chỉ cụ thể, th́ hầu hết là tên không có địa chỉ. T́m hiểu của Đại Đoàn Kết tại Hà Tĩnh cho thấy, đa phần những cái tên này là không có thực và bị giả mạo.
Mỗi ngày truy cập mạng, thấy ngày càng nhiều người kư tên vào bản kiến nghị 72, với một loạt các yêu sách đ̣i sửa đổi nhiều chương, điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, thậm chí họ c̣n đưa ra cả một bản được gọi là "Dự thảo Hiến pháp”, cổ súy cho một thể chế có tổng thống, tam quyền phân lập... chúng tôi thấy có điều ǵ đó uẩn khúc: tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh kư tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người c̣n mơ hồ về internet. Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để kư tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu.
Chúng tôi trăn trở và tự hỏi: từ khi có Đảng lănh đạo, chèo lái đưa con thuyền đất nước tiến lên CNXH, người dân từ thân phận nô lệ đă đứng thẳng lên làm chủ đất nước, đời sống ngày một cơm no áo ấm. Vậy th́ v́ sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết sẽ làm rối loạn đất nước? Liệu có phải nhiều người dân bất b́nh với Đảng, Nhà nước đến vậy, khi mà Đảng, Nhà nước luôn chăm lo cho đời sống của họ ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn? Với tư cách nhà báo, chúng tôi thấy có trách nhiệm t́m hiểu cho rơ ngọn ngành những uẩn khúc đó.
Đại diện nhóm 72 nhân sĩ trí thức Cuộc sống b́nh lặng
Ngày 2-3, chúng tôi có mặt tại Hà Tĩnh. Bị ám ảnh bởi bí mật nằm sau những cái tên không rơ nguồn gốc, xuất xứ kư vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đăng tải trên một số trang mạng, chúng tôi nóng ḷng muốn biết họ là ai.
Trên đường từ thành phố Hà Tĩnh về xă Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), nh́n những cánh đồng lúa xanh tươi rộng ngút tầm mắt do đă dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới, cảnh những người nông dân đang cặm cụi làm việc trên đồng, nét mặt thanh thản, chúng tôi không thể h́nh dung được ai trong số họ đă kư tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, với những điều đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam. Nh́n những con người chân chất kia, không ai có thể nghĩ họ lại mang trong ḿnh một tâm hồn bị tổn thương, uất ức, không thể là của những con người đang bị áp bức được. Chỉ có những con người thực sự được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính ḿnh mới có được nét mặt b́nh thản một cách tự nhiên như vậy.
Về đến xă Sơn Tiến, để có thể t́m hiểu thông tin một cách khách quan nhất, chúng tôi không vào gặp lănh đạo xă mà lân la làm quen với người dân. Ra đồng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Phúc đang cặm cụi cấy lúa, sau một hồi tṛ chuyện, phần nào chúng tôi đă hiểu nhau. Nhân đà câu chuyện đang rôm rả, tôi hỏi chị là xă có triển khai lấy ư kiến của người dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không, chị Phúc thật thà: "Có đó, các ông ấy cũng có tuyên truyền và bảo ai có góp ư th́ gửi về xă, nhưng mà tụi tui quanh năm mần ruộng, có biết mô mà góp ư...”.
Làm quần quật, lấy đâu thời gian vào mạng internet
Đến nhà anh Nguyễn Văn Cảnh, cán bộ MTTQ xă Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ đầu giờ chiều, chúng tôi phải chờ mấy tiếng đồng hồ anh mới về. Mở cổng đẩy xe cút kít chất đầy mấy bao gạo vào, anh hồ hởi: "Rứa đó, các chú thấy anh có vất vả không. Quanh năm suốt tháng cứ quần quật mà không hết việc mô...”. Theo anh vào nhà, đợi anh pha xong ấm nước, lấy lư do cần dùng internet, chúng tôi hỏi: "Anh có mạng internet không?”. Anh Cảnh nh́n chúng tôi cười hóm hỉnh: "Răng các chú hỏi thật hay trêu tui vậy? Mần 5 sào ruộng đă vất vả, c̣n công việc ở xă nữa, thời gian mô vào mạng internet, mà lắp chi cho tốn tiền...”.
Trao đổi với Đại Đoàn Kết, một cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh. Điều này giải thích v́ sao nhiều gia đ́nh ở nông thôn Hà Tĩnh cũng có cách nghĩ và cách sống giống như gia đ́nh anh Cảnh. Quả thật cuộc sống của người nông dân quanh năm vất vả, quần quật lao động cả ngày, tối về cơm nước xong họ chỉ muốn ch́m sâu vào giấc ngủ, thời gian xem tivi c̣n ít, nói ǵ đến lướt mạng. Chị Bùi Thị Linh (xă Thạch Thắng, Thạch Hà) cho biết, hai vợ chồng chị nhận 4 sào ruộng (500m2 chứ không phải 360m2 như ở Bắc Bộ) để nuôi 4 đứa con. Làm nông không đủ, anh chị phải đi làm thêm ở ngoài thành phố kiếm thêm tiền cho con ăn học. "Vợ chồng tui đi từ sáng sớm đến khuya mới về, tiền ăn c̣n chẳng đủ lấy tiền mô mà trả tiền internet. Mà tụi tui có việc mô mà cần internet...” - chị Linh cho hay.
Chị Nguyễn Thị Xuân (Kỳ Anh) khi được hỏi nhà có mạng internet không, có thường xuyên vào mạng không, chị thẳng thắn trả lời: "Mạng internet th́ tui có lắp cho cháu nó học. Nhưng mà vợ chồng tui chẳng bao giờ động vào máy tính bởi có biết mô mà vào mạng...”. C̣n anh Nguyễn Viết Huân th́ mặc dù thỉnh thoảng có lướt mạng, nhưng khi được hỏi có biết một số trang mạng đang đăng bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 không, anh ngớ người: "Tui chỉ thấy ở xă người ta tuyên truyền lấy ư kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thôi. Thỉnh thoảng lên mạng thấy báo chí đưa ư kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, chứ có biết có trang mạng nào đăng bản kiến nghị mô...”.
Mạo danh và ngụy tạo
Ở một trang mạng, ngay dưới bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang này đă đề rất rơ: "Để kư tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ "kiennghi***@gmail.co m, ghi rơ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ”. Vậy nhưng có tới 1/3 nếu như không muốn nói là một nửa trong số những người "kư tên” kiến nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể: "Lê Quư Lộc, công dân Việt Nam, TP HCM”, "Hoàng Văn Trường, làm ruộng, Hà Tĩnh”, "Trần Văn Pháp, nông dân, Đồng Nai”...
Như vậy có thể thấy, ngay việc đưa tên người kư đơn kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang mạng này đă không tôn trọng chính tiêu chí mà họ đưa ra ban đầu. Ai cũng hiểu, nếu chỉ đưa ra một cái tên, ở tại một tỉnh rộng tới 6.055,6 km² (Hà Tĩnh), 5.903,940 km2 (Đồng Nai)... th́ bất cứ ai cũng có thể đưa hàng triệu cái tên như vậy lên trên mạng internet.
Đó là chưa kể có những người nông dân bị mạo danh, nhưng v́ họ quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng v́ kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp, nên không biết tên ḿnh đă bị mạo danh trên mạng internet. Cũng có những người thông thạo về internet, th́ lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật, họ c̣n không nắm được các điều, các chương của Hiến pháp th́ làm sao có thể "góp ư” bằng cách kư tên vào bản kiến nghị trên các trang mạng được.
Bằng điều tra độc lập của Đại Đoàn Kết, cùng với tư liệu thu thập được của cơ quan an ninh, có thể khẳng định: Ngoài một số nhân sĩ, trí thức có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân kư tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo. Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước đă khiến việc dân chủ lấy ư kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đă bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập. Hành động trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến tŕnh dân chủ của đất nước, mà c̣n làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xă hội, gây ảnh hưởng không tốt đến đại bộ phận người dân Việt Nam. Không những vậy, việc giả mạo, ngụy tạo đó c̣n làm ảnh hưởng đến uy tín của những nhân sĩ, trí thức có uy tín trong cả nước.
Nhóm phóng viên Thời sự- Chính trị
(Đai Đoàn Kết)
---------------
C̣n đây là bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết bản in ngày 09.3.2012