Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, chủ cửa hàng trên phố Hàng Bè (Hà Nội) – cửa hiệu bị khách hàng gắn mác “kỳ thị người Việt” khẳng định: Chúng tôi vẫn thi thoảng bán cho khách Việt, không có chuyện kỳ thị ở đây!
Câu chuyện người phụ nữ bị một cửa hàng thời trang – thủ công mỹ nghệ trên phố Hàng Bè từ chối phục vụ v́ bị kỳ thị là người Việt đang gây xôn xao cộng đồng mạng.
Theo lời kể được người phụ nữ này chia sẻ trên Facebook, khoảng 6h30 tối ngày 18/3, chị bắt xe ôm đi từ Tràng Tiền đi ra Yên Phụ để gặp bạn. Trên đường đi có rẽ qua phố Hàng Bè sầm uất, đă ghé vào một cửa tiệm thời trang bên đường v́ nh́n thấy một chiếc áo màu trắng khá đẹp.
Chỉ kịp gật đầu chào chú bán th́ chưa đầy 2 giây sau đó, người bán hàng khoảng 40 tuổi bước tới gần chị và nói cộc lốc: “Ở đây không bán hàng, em ra luôn đi, không phải xem đâu”.
|
Chủ cửa tiệm thủ công mỹ nghệ trên phố Hàng Bè cho biết: Họ cảm thấy buồn khi có khách hàng nói họ kỳ thị người Việt. |
Điều kỳ lạ là trước đó, người bán hàng đă tiếp đăi 2 vị khách Tây rất chu đáo, nhưng chỉ phút chốc đă đổi sang một giọng điệu hoàn toàn khác để đối đăi với khách hàng người Việt. Khi chị hỏi lại “Sao ở đây lại không bán hàng hả anh?” th́ anh nhân viên tiếp tục với giọng hống hách: “Ở đây không bán hàng, chủ nhà bảo thế, anh không biết, em đi ra luôn đi!”.
Thái độ bán hàng này liên tiếp bị cộng đồng mạng “ném đá”. Thậm chí, một số người quá bực tức đă điện thoại tới cửa hàng để mắng xối xả.
Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Phương Thảo, chủ cửa tiệm thời trang trên phố Hàng Bè chia sẻ: “Tôi cảm thấy không vui và có chút bực ḿnh khi hôm qua có nhận được vài cuộc điện thoại chửi chúng tôi, không có chút văn hóa, lịch sự, ngoài ra, c̣n dọa vứt mắm tôm hay phá vỡ cửa kính. Tôi nghĩ, nếu họ có thời gian và tiền bạc, cứ bắc một cái loa hay thuê một cái xe đi loan báo khắp phố, tôi cũng chẳng sợ!”.
Ông chủ này cho biết: Mặc dù tên cửa hiệu là tiếng nước ngoài nhưng trước đây vẫn bán cho người Việt, bây giờ thỉnh thoảng vẫn bán, tuy nhiên phần lớn là bán cho người quen, với người lạ th́ “có người bán, có người không bán”.
Hỏi lư do cho sự chọn lọc này, ông Phương Thảo nói: “Chúng tôi bị mất cắp nhiều lần rồi, rơ ràng là phụ nữ đi với trẻ con đấy nhưng vẫn bị mất đồ. Nên chúng tôi phải tỉnh táo, cẩn thận cũng là đúng thôi”.
Giải thích cho sự “hiểu nhầm” của khách hàng trên, tṛ chuyện với phóng viên, vợ của ông chủ cửa hiệu trên kể lại: Chiều tối hôm đó, có một người phụ nữ bước vào cửa hàng, thời điểm đó trời đă nhá nhem, chúng tôi cũng có việc bận nên xin lỗi không bán hàng được.
Mặc dù vậy, cô gái lại tỏ ra khá cửa quyền. “Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi sự việc vỡ lở ra như vậy. Chúng tôi chỉ là một cửa tiệm nhỏ, với những người kinh doanh buôn bán nhỏ, có khách hàng là tốt, chẳng có lư ǵ chúng tôi lại phải từ chối khách hàng của ḿnh. Việc kỳ thị người Việt như khách hàng kia nói hoàn toàn không nằm trong suy nghĩ của tôi” – người vợ phân trần.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra t́nh trạng chủ cửa hàng người Việt kỳ thị khách Việt. Trước đó, vào đầu tháng 3, vụ việc nhà hàng Cát Vàng ở Phan Thiết miễn tiếp khách Việt v́ cho rằng người Việt... xấu tính cũng khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Người lên tiếng về vụ việc là chị Đinh Thị Thu Hậu (ngụ Q.B́nh Thạnh, TP.HCM). Chị cho biết đă bị nhà hàng Cát Vàng (tiếng Anh là Golden Sand) không cho vào cửa hàng lưu niệm (nằm trong khuôn viên nhà hàng) chỉ v́ chị là… người Việt.
Trong khi đó, trong biên bản làm việc với cơ quan chức năng, ông chủ nhà hàng này giải thích lư do sở dĩ không phục vụ người Việt là bởi người Việt xấu tính. “Tôi đă thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng. Nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được ǵ. V́ vậy tôi không phục vụ người Việt đă 2-3 năm nay rồi”.
Sau khi bị dư luận lên án mạnh mẽ v́ thái độ kỳ thị người Việt và bị cơ quan chức năng điều tra, ông chủ nhà hàng này đă phải thừa nhận sai lầm của ḿnh, chịu phạt 20 triệu đồng thời gửi lời xin lỗi chân thành đến cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương.
ttvn