TPO - Trung Quốc đă tạm dừng xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên, nếu t́nh trạng này tiếp tục duy tŕ, nền kinh tế Triều Tiên sẽ không tồn tại được quá 6 tháng. Đây là nhận định mới nhất của tờ Hoàn Cầu.
Triều Tiên 'ngang ngạnh', TQ bực ḿnh
Theo thống kê của Cơ quan hải quan Trung Quốc, tháng 2-2013, lượng dầu xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên là 0. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 Trung Quốc dừng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đối với quốc gia này. Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xác nhận đây là kết quả do Trung Quốc áp dụng lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên v́ quốc gia này tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba.
Dầu mỏ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các dự án tài trợ của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Trước đây mỗi tháng Trung Quốc cung cấp cho quốc gia này 30.000 đến 50.000 tấn dầu, lượng dầu xuất khẩu năm 2012 của Trung Quốc sang Triều Tiên là 523.000 tấn.
|
Kinh tế Triều Tiên vốn đă khó khăn, nay nếu Trung Quốc ra tay cấm vận sẽ đẩy Triều Tiên vào thế khó gấp bội |
Trung Quốc cho dừng xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên đồng nghĩa với ǵ? Các nhà quan sát cho rằng, điều này chứng tỏ Trung Quốc đă bắt đầu thực hiện nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mà Liên Hợp Quốc đă thông qua.
Thế giới đều biết, sau chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc có quan hệ rất tốt với Triều Tiên và liên tục “cấp dưỡng” cho quốc gia này, xuất khẩu dầu mỏ, than đá và các vật tư khác cho Triều Tiên, dĩ nhiên, điều này cũng khiến Trung Quốc phải trả giá nặng nề. Mặc dù vậy, đôi lúc Triều Tiên vẫn không nể nang Trung Quốc. Kể cả Triều Tiên có điểm ǵ “ngang ngạnh”, Trung Quốc cũng không hề trách móc, càng không áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế.
Cũng chính v́ lẽ đó, Trung Quốc luôn thể hiện thái độ né tránh đối với các lệnh trừng phạt cứng rắn của cộng đồng quốc tế đối với Triều Tiên, trong ṿng trừng phạt năm 2006 và 2009 của Liên hợp quốc đối với việc Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc đều cố gắng “giơ cao đánh khẽ”, giảm tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng đối với Triều Tiên.
Tuy nhiên lần này Trung Quốc lại thay đổi lập trường, không những bỏ phiếu tán thành lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc như các nước thành viên khác, mà c̣n biến thành hành động, cắt đứt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đối với quốc gia này.
Hoàn Cầu cho rằng, thực ra Trung Quốc làm như vật cũng là bất đắc dĩ. Dư luận đều biết rằng, vụ nổ hạt nhân của Triều Tiên lần này nằm ở khu vực cách biên giới hai nước chỉ hơn 100 km, so với các quốc gia khác th́ gần Trung Quốc nhất. Hơn nữa, việc Triều Tiên lựa chọn địa điểm gần như vậy để thử hạt nhân rơ ràng là có ư cảnh cáo Trung Quốc: Nếu Trung Quốc vào phe với Mỹ, Hàn Quốc th́ Triều Tiên sẽ một mất một c̣n trước với Trung Quốc.
Điều này khiến dư luận nhớ đến sự kiện xảy ra hồi 6 năm về trước. Tháng 7-2006, Triều Tiên thử nghiệm ba loại tên lửa Scud, Rodong và Taepodong-2, trong đó “Scud” là loại tên lửa tầm ngắn để đối phó với Trung Quốc, Hàn Quốc; “Rodon” là loại tên lửa tầm trung đối phó với Nhật Bản. Trong lần phóng thử đó, “Scud” và “Rodon” đều thành công. Chính v́ vậy, hiện tại Trung Quốc, Hàn Quốc đều đă lọt vào tầm ngắm uy hiếp hạt nhân của Triều Tiên.
Hành vi trên của Triều Tiên đă khiến Trung Quốc rất bực ḿnh, nước chủ trương tổ chức các cuộc đàm phán 6 bên như Trung Quốc bị kẹp ở giữa Nhật Bản, Mỹ và Triều Tiên, vốn đă khó phát huy vai tṛ, trong khi Triều Tiên lại tiếp tục thử hạt nhân, chắc chắn điều này sẽ khiến Liên hợp quốc phải thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên, và cũng khiến Trung Quốc phải rơi vào t́nh cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Triều tiên không chịu đựng nổi quá 6 tháng?
Hoàn Cầu cho rằng, nếu không ủng hộ việc trừng phạt Triều Tiên th́ Trung Quốc sẽ không thể tạo dựng được được h́nh ảnh nước lớn có trách nhiệm, nếu trừng phạt quá mạnh tay sẽ dồn Triều Tiên vào đường cùng. Trung Quốc đành phải lựa chọn biện pháp trừng phạt nhẹ nhất đối với Triều Tiên để cục diện nằm ở trong phạm vi có thể kiểm soát.
Có thể nhận thấy, lần này Mỹ cũng muốn dựa vào Trung Quốc để gây sức ép cho Triều Tiên. Đối với Mỹ, thông qua Trung Quốc để mở cánh cửa xây dựng liên minh chống Triều Tiên một cách có hiệu quả là con đường duy nhất của Mỹ, liên minh Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đă h́nh thành, nếu Trung Quốc tham gia th́ liên minh chống Triều Tiên này càng lớn mạnh hơn.
Vậy một câu hỏi được đặt ra là, Trung Quốc có bắt tay với Mỹ, Hàn Quốc để trừng phạt hoặc tấn công Triều Tiên hay không? Câu trả lời là không. Vài năm trở lại đây, mặc dù Mỹ, Hàn Quốc mong muốn Trung Quốc gây sức ép lớn cho Triều Tiên, ngừng hoạt động cung cấp dầu mỏ và các nguồn vật tư khác cho quốc gia này, nhưng dường như Trung Quốc sẽ không thể sử dụng “biện pháp cuối cùng” này để gây sức ép cho Triều Tiên, kể cả tạm dừng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, nhưng Trung Quốc cũng không thể như Mỹ và Hàn Quốc, hoàn toàn coi Triều Tiên là nước đối địch, như thế sẽ tạo cho Mỹ, Hàn Quốc lá chắn thiên nhiên đến đối phó với Trung Quốc.
Nếu suy luận thêm một bước sẽ thấy, từ nay về sau Trung Quốc sẽ tiếp tục duy tŕ cách làm này, tức cắt giảm hoặc tạm dừng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên, ngành công nghiệp của Triều Tiên sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng. Hay nói thẳng ra là, việc Trung Quốc cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên sẽ tạo thành cú đ̣n chí mạng đối với nền kinh tế vốn đang thoi thóp của Triều Tiên, nếu cắt đứt triệt để lượng dầu mỏ xuất khẩu, kinh tế Triều Tiên rất khó có thể duy tŕ quá 6 tháng.
Hoàn Cầu khẳng định việc Trung Quốc tán thành lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên chỉ là bị ép buộc phải “chạy theo cái chung” mà thôi, mối quan hệ với Triều Tiên sẽ không v́ sự ủng hộ lệnh trừng phạt mà trở nên đối địch. Triều Tiên vừa là “gánh nặng” của Trung Quốc, nhưng cũng là một quân cờ của Trung Quốc. Trung Quốc không thể liên kết với Mỹ, Hàn Quốc và đánh gục Triều Tiên, ít nhất hiện nay vẫn chưa thể làm như vậy. V́ một khi đánh gục Triều Tiên, đồng nghĩa với việc kéo mối nguy hiểm về cửa nhà ḿnh. Trong bối cảnh này, Trung Quốc chỉ c̣n cách là đưa Triều Tiên vào phạm vi kiểm soát của ḿnh và coi đó như một “quân cờ”.
Huy Long (tổng hợp)
Tienphong